Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Bố tiên sư thơ!

Phướn thơ mà in chữ vàng trên vải đỏ, lại có lù lù ngôi sao vàng năm cánh
trông cứ tưởng là biểu ngữ xuống đường của hội  các nhà thơ ngu ngơ
 nào đó đòi Hiến pháp phải được viết bằng thơ cho hoành tráng! He he!
Một phướn thơ gọi là "hay" được chọn để chuẩn bị thả lên trời xanh nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Văn Miếu, Hà Nội trong dịp Nguyên tiêu Quý Tỵ.

Xét cho cùng chẳng cái quái gì có khả năng làm bẩn Văn Miếu và bầu trời hơn là thứ thơ "dại" này, thứ cảm xúc vớ vẩn của những thằng ngớ ngẩn mà cứ ngỡ mình là tài năng! Vừa điên vừa hề!




Văn hóa Bắc Kinh?
























Tấm giấy thông báo trước cửa một tiệm ăn nhanh”"Snacks Bắc Kinh”, gần khu vực Tử cấm thành, Trung Quốc: “Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật – người Philippines – người Việt Nam và CHÓ”. Ba nước nêu trên hiện có tranh chấp chủ quyền, hay đúng hơn là bị xâm phạm thường xuyên bởi chính quyền Trung Quốc.

Rose Tang – tác giả bức ảnh là người Mỹ gốc Hoa đang sinh sống tại New York. Bức ảnh được chụp vào ngày 21/2/2013 trong khi cô đang công tác tại Bắc Kinh. Cô chia sẻ thêm trên facebook cá nhân:
“Bạn có thể chia sẻ nó, xin vui lòng chia sẻ nó với mọi người càng nhiều càng tốt, tôi hy vọng các phương tiện truyền thông và áp lực từ công chúng sẽ dạy cho những người này một bài học.”
“Lý do khiến cho sự thù hận/chủ nghĩa dân tộc được xây dựng và khuyến khích bởi đảng (cộng sản TQ) là vì nó (ĐCSTQ) muốn dùng khía cạnh bẩn thỉu của con người để đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn nạn tham nhũng, bất công, khủng hoảng môi trường, v.v…”

“Of course you can share it, please share it with as many people as possible, i’m hoping pressure from the public and media will teach these guys a lesson.
The very reason why such hatred/nationalism is cultivated and encouraged by the party is because it needs to use such an ugly aspect of human life to divert public attention from corruption, injustice, environmental crises, etc…”

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Chân đất và cách mạng?

Hôm nay trên Vietnamnet có bài viết Bộ trưởng đi chân đất làm cách mạng giáo dục.(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109571/bo-truong-di-chan-dat-va-lam-cach-mang-giao-duc.html). Mới đọc tựa mình tưởng bài báo viết về một bộ trưởng nào đó thời chiến tranh gian khổ phải chân lấm tay bùn cấy cày cùng với bà con ở các vùng quê sơ tán. Nhưng thật bất ngờ là bài báo nói về ông Bộ trưởng đương kim Phạm Vũ Luận nhà ta. “Cánh phóng viên chúng tôi còn ấn tượng hơn khi thấy, trong buổi họp, Bộ trưởng thường bỏ dép để đi…chân đất, ngay cả khi ra ngoài nghe điện thoại. Sau này, khi tới phỏng vấn ông ở Bộ GD-ĐT, chúng tôi mới biết, khi làm việc, ông cũng hay “đi chân đất cho thoáng” như vậy”.

Chẳng hiểu bài báo có ba que xỏ lá không khi khen ông có tật hay đi chân đất ở phòng làm việc và ngay cả khi họp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với Bộ Khoa học công nghệ và các trí thức, xem như đó là một thói quen đầy chất bình dân của một vị quan thượng thư. Theo tôi chỉ mỗi chi tiết này đã cho thấy tác phong thiếu nghiêm túc và chuyên nghiệp của một Bộ trưởng, thử hỏi nếu các thầy cô giáo dưới quyền ông đi dép lẹp xẹp đến trường rồi đi chân không trong lớp cho mát thì ông bộ trưởng sẽ phản ứng như thế nào, hay lúc đó ông lại đùng đùng phát động ngay phong trào "Nói không với đi chân đất"?

Bài báo còn tán dương thêm rằng GS Phạm Vũ Luận là "một trong số rất ít Bộ trưởng gọi học sinh bằng một từ rất đời thường là “các cháu”. Ơ hay, không gọi "các cháu" thì gọi bằng gì, chả lẽ gọi "chúng mày"? Khen thế có ác không cơ chứ?

Nhưng cái thành tích chói lọi nhất của bài báo này là nói "ông thích đi chân đất và ra những quyết định làm thay đổi giáo dục". Chẳng hiểu từ lúc lên bộ trưởng đến nay ông Luận đã làm được cái gì gọi là thay đổi giáo dục? Hay sự thay đổi đó là việc sau vụ Đồi Ngô, ông cho phép thí sinh mang camera vào phòng thi, rồi việc ông cho rằng bài thi môn lịch sử có quá nhiều điểm 0 cũng là chuyện bình thường thôi?

Thiết nghĩ đã không có thì thôi, còn cố nặn ra để tán dương nhau có khi lại bằng giết nhau không biết chừng!

Khổ thân cho ông Luận nhà tôi, nhưng liệu ông có thấy khổ hay nghe khen cũng lại thấy sương sướng? Cứ tưởng ngày xưa chỉ có mỗi ông Tố Hữu bắt ông Phạm Tuân "đi dép lốp mà lên tàu vũ trụ", nào ngờ bây giờ lại có một ông bộ trưởng khoái đi chân đất để làm cách mạng giáo dục. Ôi chu choa, kinh!

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Bên thắng cuộc?

Mai là 17/2, thời điểm mà 34 năm trước bọn Trung Quốc đã ồ ạt kéo quân sang cướp phá các tỉnh biên giới phía Bắc với chiêu bài "dạy Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình. Dưới đây là vài hình ảnh oanh liệt của bên thắng cuộc:






























































Và vài bức tranh cổ động chống bọn bành trướng Trung quốc năm 1979 còn sót lại hiếm hoi, nhưng chẳng tấm nào thấy khí thế cả, cứ xìu xìu thế nào ấy. Chỉ mỗi tranh đầu tiên là dám ghi thẳng thừng bọn phản động Trung quốc xâm lược, thế nhưng gương mặt tươi tỉnh của anh bộ đội cùng với nắm đấm đưa lên cứ như là hoan hô vậy(?)














































Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Có kẻ tâm thần trong quốc hội?

Nửa người nửa ngợm: Hoàng Hữu Phước
Tôi không biết nhiều về tay Hoàng Hữu Phước này, chỉ thấy lão ghi rõ trên blog mình đang là đại biểu quốc hội khóa XIII, là CEO, có bằng MIB, và đã từng là GV trường CĐSP thành phố Hồ Chí Minh 10 năm, như vậy kể ra cũng liệt vào hạng có học thức và địa vị trong xã hội, những kẻ như thế thường có phong thái và lời lẽ đàng hoàng tử tế, khác hẳn bọn vô học đầu đường xó chợ, y phục xứng kỳ đức mà! Hơn nữa trong các bài viết trên blog thấy tay này rất sính luận bàn về triết học đông tây kim cổ, thích viện dẫn lời Khổng tử, Kinh cựu ước, tự nhận mình là kẻ "hành xử theo dũng khí của thần nhân và tư cách cao trọng của thánh nhân",  và luôn khoe mình là học trò của bậc sư phụ kỳ tài Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Quang Tô nào đó (!)
Thế nhưng tình cờ lần theo mấy đường link, bị đọc mấy bài viết của lão trên http://hhphuoc.blog.com. Lần đầu đọc bài chửi xối xả thằng nhãi ranh Huy Đức với Bên thắng cuộc tôi đã thấy buồn cười và đồ rằng lão này không được bình thường lắm, nhưng khi đọc đến bài Dương Trung Quốc, tứ đại ngu và cụm bài Tôi và tổng thống Saddam Hussein, Tôi và Bùi Giáng, Tôi và Lê Công Định... thì tôi tin chắc tay này tâm thần nặng lắm rồi, khó có thuốc chữa, đồng thời cũng chẳng hiểu vì sao những "dân Sài Gòn thứ thiệt" lại bầu hắn vào Quốc hội?
Tôi không bênh ông Huy Đức hay ông Dương Trung Quốc, tôi chỉ thấy cần phải xem lại tư cách của tay nghị này qua lời lẽ và thái độ tranh luận, phản biện thể hiện trong những bài viết trên blog nơi lão ta ghi rõ rằng “Blog Giao Lưu Của Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIII Hoàng Hữu Phước Với Cử Tri Toàn Quốc”. Thiết nghĩ Quốc hội cần giám định sức khỏe tâm thần để bãi nhiệm lão này ngay, tuy những chuyện điên khùng của hắn chẳng khiến ai bận tâm, bởi ai đi chấp một kẻ bệnh hoạn, song để nó sẽ làm bẩn nghị trường và làm xấu hình ảnh người người đại biểu quốc hội.
Có người lại bảo hay tay này là một thứ chim mồi? Tôi không tin, vì không ai chọn loại chim mồi như thế và dù một chim mồi có kém cỏi đến đâu cũng không thể lựa chọn một thái độ ngu xuẩn với lời lẽ quàng xiên như vậy!
Ai không tin cứ vào blog của y xem, lời lẽ văn phong sặc mùi cái bang giang hồ kiếm hiệp! Điên lắm!

Viết tiếp ngày 20/02/2013:

Mấy hôm nay có lẽ nghị Phước ăn không ngon ngủ không yên bởi có quá nhiều ý kiến đòi bãi nhiệm lão nghị khùng này. Theo GS Thuyết bài học lần trước chưa làm Phước sáng mắt nên tật ngông cuồng lại tiếp tục, đến lần này thì dù có tâm thần cũng phải ê mặt, lại còn làm xấu hổ cả vợ con họ hàng và cả bậc đại sư phụ kỳ tài VNCH của mình nữa.

Xin kiến nghị Quốc hội: nếu bãi nhiệm thì xin cho nghị Phước này sang Triều Tiên sinh sống, bởi nơi đó cũng có nhiều chính khách hàm hồ, hiếu chiến và tửng từng tưng như Phước vậy!
Thật đúng là Bệnh tòng khẩu nhập,  họa tòng khẩu xuất!

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Miếng ăn hay miếng khổ?

Xếp hàng rồng rắn để chờ được mua 5 cái bánh chưng 
Có lẽ không ai không biết bài hát rất nổi tiếng Xuân này con không về của bộ ba Trịnh-Lâm-Ngân trong Sài Gòn, trước 75, bài hát đã từng gắn liền với tên tuổi của Duy Khánh. Nhất là vào những dịp giáp tết, giai điệu Habanera (bolero) da diết của bài hát lại vang lên khắp nơi từ thôn quê đến thành thị như thổn thức một nỗi niềm của kẻ tha hương. Có lẽ bài hát đã lấy nước mắt của rất nhiều người xa xứ, nhất là những người vì hoàn cảnh nào đó không thể về nhà trong dịp tết, bởi những ca từ thật bình dị và gần gũi gợi nhớ một nét văn hóa của người Việt mình:
Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
Bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
Trông bánh chưng chờ trời sáng
Đỏ hây hây những đôi má đào

Những cái bánh được đổ ra ngay trên nền nhà bẩn thỉu
Cả nhà quây quần quanh bếp lửa hồng, bên nồi bánh chưng trong đêm giao thừa cùng chờ trời sáng, hình ảnh thật êm đềm và ấm cúng của một gia đình Việt.
Thế nhưng trên VnExpress.net hôm 8/2 thật bất ngờ khi thấy bà con ở Hà Nội xếp hàng rồng rắn, chen chúc nhau đi mua bánh chưng, giò chả ở một cửa hàng trên Hàng Bông (HN). Đến mức này thì mình thấy cái thanh tao truyền thống của người Hà thành dường như đã nhạt hẳn. Miếng ăn đã trở thành một nỗi đày đọa con người, sau những phở quát, cháo chửi, bún mắng nay lại đến bánh chưng xếp hàng “do cửa hàng quy định mỗi người chỉ được mua tối đa 5 bánh chưng nên nhiều gia đình phải đi vài người để mua đủ hàng ăn Tết”. Dường như cái bánh chưng chỉ còn đơn thuần là cái ăn để chặt bụng chứ không còn là một hình ảnh tượng trưng cho văn hóa Việt nữa. Có lẽ cụ tổ Lang Liêu mà biết mấy cái bánh đổ lăn lóc trên nền nhà bẩn thỉu kia sẽ được con cháu mình dâng lên ông bà tổ tiên mấy ngày Tết chắc sẽ buồn lắm đây!
Xem ra cái đói và thiếu thốn triền miên của thời bao cấp ngày xưa vẫn còn ám ảnh bà con ta lắm lắm?

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Mừng năm mới Quý Tỵ 2013