Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Tư duy quần áo

Tục ngữ có câu Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng ở ta vẫn còn nhiều người tư duy không qua nổi cái quần, cái áo. Nghe bảo ở Hà Nội nếu một người ăn mặc xuềnh xoàng hoặc đi xe loại cà tàng mà vào nhà hàng thì sẽ bị bảo vệ “sa thải” ngay từ vòng gửi xe. Mới đây lại một GS trẻ của ĐH Hoa Sen ở Sài Gòn bị ném đá tơi bời vì tội dám mặc quần đùi khi lên lớp thực hiện một bài giảng, dù thanh minh thanh nga cỡ nào thì ông thầy vẫn bị phang túi bụi bởi người ta đưa ra cái lý do nặng ngàn cân là Truyền thống 4000 năm văn hóa, rồi Y phục xứng kỳ đức… , dù ai cũng biết rằng biện minh bằng lý do truyền thống là một kiểu ngụy biện trước làm sao sau làm vậy và kiểu ngụy biện này thường được bảo vệ quyết liệt, sống mái bởi những bộ óc sống lâu cũ kỹ, nó thẳng tay xóa bỏ mọi cách nghĩ mới mẻ, khác biệt và giết chết mọi sáng kiến từ trong trứng nước, vì đó là kiểu tư duy theo tôn ti, không chấp nhận trứng mà đòi khôn hơn rận. 

Mới đây ông tân Bí thư thành ủy Sài Gòn gặp gỡ 80 thanh niên ưu tú tiêu biểu của thành phố. Vì gặp thanh niên nên ông mặc chiếc áo xanh Đoàn và Vietnamnet khen vội bằng cái title “Chiếc áo đặc biệt của Bí thư TP.HCM và cuộc khảo sát bất ngờ”  rồi chapeau bên dưới in đậm: “Không phải veston đóng hộp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân mặc chiếc áo truyền thống của Đoàn thanh niên trong cuộc gặp gỡ đại diện thanh niên TP.HCM sáng nay, mang tinh thần đối thoại hứng khởi đúng chất cán bộ Đoàn, truyền lửa đến các bạn trẻ”. Không biết có tí hứng khởi nào được mang đến từ chiếc áo xanh kia không, nhưng sao vẫn thấy giông giống trước đây mỗi lần quan chức dự lễ hội của thiếu niên, bao giờ cũng quấn trên cổ chiếc khăn quàng đỏ thắm, có khi hứng lên còn tung tăng cùng các cháu nhảy điệu sol đố mì, chợt nghĩ vui rằng cứ theo đà này thì khi đi gặp hội phụ nữ chắc sẽ mặc áo dài, nếu đi gặp đồng bào dân tộc sẽ khoác lên người bộ đồ thổ cẩm… Cách suy nghĩ và hành động như thế rất dễ dắt người ta cắm cúi đi theo vết xe cũ, dù chiếc xe đi trước có đổ chổng vó đi nữa.

Một ông GS trẻ mặc quần đùi làm phương tiện truyền đạt cách thức thoát khỏi mọi ràng buộc của thói quen, kinh nghiệm để có được tư duy sáng tạo và cũng một ông GS không còn trẻ mặc cái áo của Đoàn để hy vọng mình mang đến sinh khí của tuổi trẻ, nhưng hai người lại hổng giống nhau chút nào!

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Hương sen

Buổi chiều đi thể dục ngang qua bàu sen thấy một cành sen ai bỏ nằm chơ vơ bên vệ đường, ông nghĩ chắc lại lũ trẻ con nghịch ngợm hay đám trai gái hái sen chụp hình tự sướng rồi vất lại đấy. Nhìn sen, chợt nghĩ đến câu thơ Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa trong Truyện Kiều, ông đã toan bước đi, nhưng rồi lại thấy thương nhành hoa lẻ loi tội nghiệp kia bèn nhặt lên. 

Về nhà, ông lấy một cốc nước sạch cắm cành sen vào và đặt lên bệ cửa sổ trong phòng ngủ.

Tối hôm ấy, ông có một giấc mơ đầy hương sen. Bát ngát...

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Pháp và tân Tổng thống

Có lẽ anh em bạn bè cùng trang lứa với chúng tôi đều có ấn tượng với nước Pháp.

Nước Pháp qua sách vở, báo chí, phim ảnh là kinh đô ánh sáng, là tháp  Eiffel  của ông kỹ sư cùng là người thiết kế Cầu Tràng Tiền ở Huế, là bác sĩ Yersin với Đà Lạt mộng mơ, là Sa Pa sương mù, là đường thiên lý Bắc Nam với những con đèo quanh co hùng vĩ như đèo Cả, Hải Vân, Ngoạn Mục; là những kiệt tác kiến trúc như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn, Bảo tàng Nghệ thuật, Nhà hát thành phố và cơ man những dinh thự cổ còn lại ở Sài Gòn, Hà Nội và rải rác trên khắp đất nước này.

Ha ha, chỉ hết mười cây?
Thuở nhỏ, nước Pháp với tôi còn là bộ truyện tranh Tintin; là bộ sách giáo khoa tiếng Pháp Cours de Langues de Maugers; là Louis Pasteur, Marie Curie; là Victor Hugo, Honoré de Balzac, Albert Camus;  là những tài tử điệnảnh như Alain Delon, Brigitte Bardot và nhất là ông hề Louis de Funès…

Có lẽ chúng tôi chưa là nạn nhân nên không biết thực dân Pháp tàn ác, man rợ đến đâu nhưng chắc chắn món "đặc sản" này, người Pháp không thể qua mặt bọn giặc Tàu bẩn thỉu đê tiện từ thời Bắc thuộc ngàn năm đến biên giới 1979 và cả hiện nay lẫn mai sau...

Những lúc có dịp đi trên con đường thiên lý Bắc Nam, nhìn những công trình kiến trúc, đường sá, cầu cống, hải đăng... mà người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XIX đến nay còn lưu dấu, tôi lại thầm cảm ơn nước Pháp cùng nền văn minh sáng chói của họ, bởi có lẽ nhờ đó, nếu không, mảnh đất hình chữ S này sẽ còn chìm đắm dài lâu trong buổi sơ khai tăm tối.

Ấn tượng về nước Pháp mạnh mẽ như thế nên đôi khi cũng cảm thấy buồn (sẽ có người sẽ bảo buồn chi lãng xẹt dzậy? Thây kệ!) vì thấy nước Pháp ngày một già cỗi, bảo thủ, phân hóa, lạc hậu và nhạt nhòa trong một thế giới phát triển như vũ bão và nhất là mới đây lại thấy một nước Pháp yếu đuối run rẩy trước những đợt khủng bố hèn hạ của bọn Hồi giáo cực đoan.

Đúng là nước Pháp cần một làn gió mới trong nền chính trị già cỗi hiện nay và tân Tổng thống Emmanuel Macron, 39 tuổi (vẫn thủy chung với bà vợ lớn hơn 24 tuổi! Nể!), trẻ trung nhất trong lịch sử, liệu có đáp ứng kỳ vọng của người dân Pháp hay không thì còn phải chờ đợi? Nhưng dù sao cũng chúc mừng nước Pháp đã chọn được một tân Tổng thống cho mình một cách văn minh, dân chủ và hợp hiến. Hy vọng ông Emmanuel Macron sẽ là một vị Tổng Thống mạnh mẽ, năng động, cởi mở và đưa nước Pháp đoàn kết “Tiến bước” (En March). Amen!

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Bỏ xừ các bác dân rồi!

Ảnh chụp bản tin sáng ngày 05/5/2017 của Tuổi trẻ online

Ông Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã khẳng định: "Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật". (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170504/vu-dong-tam-neu-sai-chung-ta-nhan-loi-dan-sai-dan-chiu-trach-nhiem/1308912.html)

Lỗi = sai sót, nhận lỗi là nhận sai sót. (Chỉ thế thôi!)

Trách nhiệm = sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, phải đảm bảo đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu hậu quả. (Theo Từ điển Tiếng Việt, Hội Ngôn ngữ)

Vậy là:
Chúng ta nhận lỗi” nhẹ nhàng,
Dân chịu trách nhiệm” thì ngàn cân treo!

Chúng ta là nói chung các cụ từ xã, đến huyện, đến thành phố, đến TW, nhưng cũng chả là ai cả vì khi cần thiết các cụ sẽ dùng kỹ thuật xóa phông để mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm; còn Dân thì rất cụ thể, đó là các bác ở Đồng Tâm, cụ thể hơn là những người như cụ Kình, bà Lan...

Đừng ai bảo rằng bộ trưởng ta nhỡ mồm vì không biết dùng từ nhé (không khéo cũng tiến sĩ đấy)! Vậy nên, xem chừng phen này các cụ nhà dân nguy to rồi!