“Tranh thủ”, trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, có nghĩa là “giành lấy về phần mình sự đồng tình, ủng hộ. Ví dụ: Các đảng đối lập ra sức tranh thủ quần chúng”. Còn trong nghĩa Hán-Việt là “tranh đoạt trên tay kẻ khác”.
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009
Tội cho dân quá!
Sáng nay uống cà phê với mấy ông bạn nghe chuyện có ông Th. gì đó đang phải ngồi chơi xơi nước dài dài vì năng lực ông yếu quá, chẳng làm gì được, đụng chuyện nào hư chuyện đó, lại còn đạo đức tác phong cũng không lấy gì làm “hoành tráng”, nên ở đâu cũng bị dân kiện, dân thưa, dân chửi. Thậm chí trước kia khi còn làm quản lý thị trường, do "ăn uống vệ sinh" quá, ông đã từng bị dân rượt chạy có cờ, phải chui cả vào gầm giường để trốn.
Càm ràm vơ vẩn
Dự hội thảo “Bàn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh” của một trường THCS với tư cách là một phụ huynh học sinh mình cảm thấy vui vì nhiều lẽ. Trước hết, vui vì thấy ngày nay cái “cửa Khổng sân Trình” uy nghiêm im ỉm đã chịu mở toang cánh cửa để sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe những ý kiến đóng góp của phụ huynh, của địa phương, của các vị cựu giáo chức, của hội đồng giáo dục …, dẫu rằng không phải ý kiến nào cũng đúng và mang tinh thần xây dựng. Vui vì mình hiểu được tấm lòng của thầy cô lo cho con cái tụi mình, vui vì hiểu thêm cái nghề giáo tưởng nhẹ bâng, “ngồi mát ăn bát vàng” mà sao cũng gian nan cực khổ quá chừng… Vui nhiều lắm nhưng vui nhất là thấy được cái trách nhiệm của người thầy đối với học trò…
Thứ Tư, 7 tháng 10, 2009
Tiếng chim lợn
Khi còn nhỏ, mỗi lần nghe tiếng chim lợn kêu đêm mẹ tôi lại thở dài, lo lắng và thắp thêm nén hương lên bàn thờ giữa nhà. Mẹ bảo tiếng chim lợn báo tin rằng có một người sắp sửa từ giã trần gian để trở về với cát bụi và mẹ thắp hương là để tiễn đưa và cầu nguyện cho linh hồn nào đó sớm được siêu thoát. Cứ mỗi lần như thế mẹ lại bồn chồn không nguôi bởi bố tôi ngày ấy là một người lính thường xuyên vắng nhà ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)