Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015
Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015
Văn hóa nhà trường phải bắt đầu từ cổng trường
Nói đến văn hóa nhà trường là nói đến những
hệ thống giá trị nhân văn, niềm tin, những chuẩn mực trong những hành vi ứng xử
giữa các thành viên trong nhà trường với nhau và giữa nhà trường với phụ huynh,
với chính quyền, với xã hội… Văn hóa nhà trường bao gồm nhiều yếu tố, từ đồng
phục học sinh đến cách thức bài trí, sắp xếp khuôn viên nhà trường, lớp học,
văn phòng cho đến cách tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, cách xây
dựng các mối quan hệ ứng xử giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa thầy với
thầy, giữa Ban giám hiệu với giáo viên, nhân viên…
Không thể phủ nhận những năm gần đây văn
hóa các nhà trường đã có nhiều chuyển biến, nhiều Hiệu trưởng đã có ý thức xây
dựng nhà trường như một thương hiệu chất lượng và uy tín, trong đó các yếu tố
văn hóa đã được chú ý nhằm góp phần tạo dựng diện mạo nhà trường gây ấn tượng
cho học sinh, phụ huynh và xã hội.
Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng mới chỉ tập
trung cho các hoạt động giảng dạy và tạo dựng các mối quan hệ thân thiện giữa
GV với HS rồi giữa GV với GV… mà chưa chú ý đến cách hành xử của các nhân viên
trong nhà trường, mà những người này, ngoại trừ những chức danh chuyên môn được
đào tạo hẳn hoi như: Thư viện, kế toán, y tế… thì còn lại thường là lao động phổ
thông và được hợp đồng ngắn hạn như nhân viên Bảo vệ, Phục vụ, Cấp dưỡng…
Khi đến một trường học, người chúng ta gặp
đầu tiên là ông bảo vệ, rồi sau đó là những nhân viên văn phòng, họ sẽ là những
người để lại những ấn tượng ban đầu rất sâu đậm với khách và phụ huynh, có thể
là một cảm giác thân thiện, gần gũi, tin tưởng nhưng cũng có thể là một cảm
giác bực dọc, khó chịu vì không được tôn trọng đúng mực.
Hãy bắt đầu từ cổng trường với người gặp đầu
tiên là ông bảo vệ. Ngày xưa người ta thường nói “Thủ kho to hơn thủ trưởng”,
còn bây giờ ở nhà trường, nhiều phụ huynh lại bảo gặp Hiệu trưởng thì dễ nhưng
gặp Bảo vệ mới khó. Nếu một Hiệu trưởng biết quan tâm đến mọi góc cạnh của văn
hóa nhà trường thì nhân viên bảo vệ sẽ biết cách tiếp đón và chỉ dẫn ân cần cho
khách và phụ huynh, còn ngược lại họ sẽ hành xử như những nhân viên công quyền
hạch sách, kém văn hóa. Tôi từng có dịp đến các trường để làm việc và thấy rằng
nhân viên bảo vệ ở nhiều trường còn nhiều điều chưa ổn. Một lần, dù đã hẹn trước
và được Hiệu trưởng chờ đón nhưng khi đến cổng, anh bảo vệ vẫn hạch sách không
chịu mở cổng chỉ mãi đến khi Hiệu trưởng đích thân bước ra thì anh ta mới mở cổng
nhưng cũng bằng một thái độ rất khó chịu. Rồi khi làm việc xong, vì trời mưa
to, chúng tôi phải ngồi xe từ văn phòng để ra cổng, dù thấy xe chúng tôi ra và
hiệu trưởng vẫn đứng ở sảnh nhìn ra, nhưng anh bảo vệ vẫn ngồi, chiếc áo bộ đội
mở phanh các nút áo, ung dung trong phòng bảo vệ, gác chân lên bàn hút thuốc,
nhìn chúng tôi mà không thèm mở cổng. Phải đến lúc anh lái xe bước ra nói một
tiếng, anh ta mới chậm rãi đi ra mở cổng và cũng bằng một thái độ rất trịch thượng
và khó chịu. Một lần khác chúng tôi tổ chức hội thảo giáo dục ở một trường tiểu
học, anh em đến trước một ngày để chuẩn bị bandrole, phông màn, âm thanh. Một
người trong nhóm chúng tôi hỏi anh bảo vệ mượn cái thang để treo bandrole, anh
ta trả lời thẳng thừng không có rồi bỏ đi. Lát sau, tôi giật mình khi thấy đích
thân ông Hiệu trưởng còng lưng vác chiếc thang lên cho chúng tôi mượn, khi ấy
ông bảo vệ vẫn ngồi uống trà và tán gẫu gần đó, hỏi ra mới biết trường có thang nhưng ông bảo
vệ lười bảo không có để khỏi phải vác cho mượn (?) Rồi trong những dịp tổng kết
cuối năm, trường nào mà không tổ chức tiệc tùng liên hoan, trong những buổi này
có những trường cũng để cho bảo vệ ngồi chung (vì là nam), rồi những ông bảo vệ
này cũng đi mời khách, trong đó có cả những người là cấp trên, rồi cũng ôm vai
bá cổ, anh anh, chú chú, lè nhè ngả nghiêng, ép khách phải cạn ly bằng được, bất
kể là nam hay nữ... Thật chẳng ra thể thống gì cả. Vẫn biết các ông bảo vệ thường
lớn tuổi, nhưng không thể cậy vào tuổi tác để xưng hô bỗ bã với khách là cấp trên,
dù họ có nhỏ tuổi hơn mình. Thực ra không thể trách bảo vệ vì họ có thể không
nhận thức được điều đó, nhưng trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải
xây dựng được những quy tắc ứng xử của nhân viên mình với khách, với phụ huynh
để giúp họ hiểu được vị trí, nhiệm vụ của mình và có cách hành xử như thế nào
cho đúng mực, có tôn ti trật tự, phù hợp trong một môi trường văn hóa. Có người
bảo Hiệu trưởng cũng nói nhiều lần mà họ không nghe, nếu thế thì phải xem lại cách
làm việc và uy tín của ông Hiệu trưởng, bởi người ta thường nói “thượng bất
chính, hạ tắc loạn”. Một lần nói về chuyện này, một ông hiệu trưởng nói, tài sản
nhà trường rất lớn nên phải nhờ vào bảo vệ thế nên cũng phải gượng nhẹ đối với
họ, nếu không sẽ nguy hiểm lắm. Nói như thế thì thật hết biết và như vậy thì đối
với kế toán, thủ quỹ, những người giữ tiền, hiệu trưởng càng phải cưng chiều vì
sợ họ sẽ gây ra những tai họa về tài chính hay sao?
Vài chuyện nhỏ để thấy văn hóa nhà trường không
chỉ là những cái gì to tát, vĩ mô, mà ngay cả những chuyện ứng xử nhỏ nhặt hằng
ngày của những người bảo vệ hay phục vụ cũng cần được các ông bà hiệu trưởng
quan tâm bồi đắp, nếu không thì mọi công sức xây dựng hình ảnh nhà trường của
thầy và trò cũng sẽ nhạt nhòa chỉ vì những hành vi thiếu chuẩn mực của một vài
nhân viên nào đó. Trách nhiệm đó phải thuộc về hiệu trưởng và hoàn toàn tùy thuộc
vào uy tín và bản lĩnh của người hiệu trưởng.
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015
Nguyên Ngọc: Giáo dục là một cuộc tìm kiếm và giải phóng
Giải phóng đích thực bao giờ cũng là tự giải phóng. Dân chủ
không phải là cái đem cho. Hơn ở đâu hết, trong giáo dục điều ấy càng rõ và
thiết yếu.
§ Được biết ông từng
đứng lớp, bằng quan sát của mình, theo ông, có khác biệt nhiều không giữa học
trò giỏi và học trò kém? Đó có phải là ở thái độ và kết quả học tập?
- Trước đây tôi có đi
dạy, gần đây có đứng lớp, chưa nhiều, và có làm việc với sinh viên, cũng chưa
thật nhiều lắm. Nhưng cũng đủ để tôi nhận ra một điều, đối với tôi là hết sức
thú vị, tôi đã nhiều lần kiểm tra, thấy là đúng.
Điều ấy thế này: Nói
chung không có học trò kém, có lẽ trừ một số ít trường hợp rất cá biệt, ở rất
ít người có thể bị "tai nạn" tổn thương về mặt sinh lý thế nào đấy.
Còn thì ở mỗi người, mỗi học sinh, mỗi sinh viên đều có một điểm gì đó đặc sắc.
§
Nếu mỗi người đều có những tiềm năng đặc biệt thì theo ông tại
sao trên thực tế, có người xuất sắc, có người không?
- Sở dĩ điều đó không
bộc lộ ra có lẽ chủ yếu là vì hai nguyên nhân: Thứ nhất, chúng ta muốn mọi
người đều giống nhau. Muốn đào tạo nên những người giống hệt nhau, có những đặc
sắc y như nhau, mà nhân loại thì đa dạng đến vô tận, thậm chí trong suốt lịch
sử không bao giờ có hai người hoàn toàn lặp lại.
Thứ hai, ta còn dở,
không nhận ra được cái đặc sắc tiềm ẩn trong từng người. Và điều này còn quan
trọng hơn nhiều, chính người đó, em học sinh hay sinh viên đó cũng không nhận
ra được chỗ đặc sắc riêng của mình, chính em cũng yên trí mình tầm thường, vô
vị, thậm chí u mê, dốt nát, và yên phận với số kiếp "trời đày",
"bẩm sinh" ấy, thường khi suốt đời.
§
Vậy tức là nền GD của chúng ta đã sai ngay từ cách đặt vấn đề?
- Tôi nghĩ chính sự
khác biệt của từng cá thể chứa đựng toàn bộ ý nghĩa, thiên chức, có thể cả nội
dung của công cuộc thiêng liêng mà ta gọi là GD. Giáo dục trước hết phải bắt
đầu bằng niềm tin rằng mọi người, mỗi người đều đặc sắc, đều chứa sâu trong
mình, giấu kín trong mình một năng lực nào đó.
Tạo hóa không bất công
với ai hết, ai cũng giỏi về một cái gì đó, người cái này, người cái khác. Không
có niềm tin ấy thì không thể, cũng không nên làm GD.
Ý nghĩa của GD, thiên
chức của nó, điều khiến nó là nghề cao quý nhất là ở chỗ nó làm công việc khó
khăn và thú vị nhất, hay ho và hạnh phúc nhất: Tìm cho ra, phát hiện và giải
phóng cái đặc sắc chìm ẩn trong mỗi học sinh, sinh viên.
Hoặc nói cho đúng hơn,
GD là giúp cho mỗi con người, mỗi học sinh, mỗi sinh viên trước hết tin rằng
mình là đặc sắc. Rằng mình có đặc sắc riêng, tự mình dò tìm và nhận ra được cái
đặc sắc ấy, và tự giải phóng nó, vì mình và vì xã hội, để cho mình tự tin làm
người đàng hoàng, và đem cái đặc sắc của mình cống hiến cho xã hội.
Như vậy, hiểu cho thật
đúng, GD là một cuộc tìm kiếm và giải phóng. Người thầy tìm kiếm cái đặc sắc
riêng ở mỗi người học. Người học tự tìm kiếm trong chính mình, tìm kiếm cho ra
chỗ đặc sắc riêng của mình, cùng với, hợp tác khăng khít với người bạn lớn là
người thầy. Một cuộc dò tìm, tự dò tìm đẹp nhất trong mọi dò tìm, khám phá ở
đời.
Đánh thức
§
Điều đó mang đến cho việc giảng dạy và học tập những ý nghĩa
mới, khác hơn rất nhiều với những gì chúng ta đang cảm thấy, và dường như thấy
sai ở một chỗ nào đó chưa xác định được?
- Có rất nhiều khía
cạnh sâu sắc khi GD được nhìn và hiểu như vậy.
Trước hết GD sâu đậm
tính nhân văn, và GD cũng dân chủ sâu sắc nhất. Nhân văn thì quá rõ rồi, vì nó
nhằm giải phóng những gì tốt đẹp nhất ở con người. Con người càng đậm chất
người khi biểu lộ được tất cả những gì tốt đẹp nhất trong mình.
Dân chủ, vì giải phóng
đích thực bao giờ cũng là tự giải phóng. Dân chủ không phải là cái đem cho, dân
chủ đem cho thì không phải là dân chủ, dân chủ là giúp cho người ta vùng lên tự
giải phóng. Hơn ở đâu hết, trong GD điều ấy càng rõ và thiết yếu.
Như vậy GD quả là công
cuộc vô cùng khó khăn, phức tạp, tinh tế (còn gì phức tạp, tinh tế hơn con
người, từng con người), nhưng cũng là công việc luôn mới mẻ và đầy hạnh phúc,
hạnh phúc nhất.
Luôn mới và hạnh phúc
vì mỗi lần ta lại đứng trước một con người, một thế giới mới, khác biệt, chưa
từng có, vô cùng bí mật, để mà bắt đầu một cuộc dò tìm và khám phá, giải phóng
mới, chưa từng có.
Đi học là hạnh phúc vì
được làm cuộc dò tìm trong thế giới của chính mình, đối với chính mình, cũng
hết sức bí ẩn, tự khám phá và tự giải phóng. Nói theo cách nào đó, đi học là
"tự sinh ra mỗi ngày".
Giáo dục là sáng tạo,
sáng tạo không ngừng. Mỗi lần lại tạo ra và tự tạo ra tác phẩm mới, chưa từng
có. Tôi thường nghĩ đến Tchékov khi bàn đến GD, khi nói về dạy và học. Định
nghĩa công việc của người nghệ sĩ tạc tượng trên đá, Tchékov bảo: Tạc một khuôn
mặt vào tảng đá là tước đi khỏi tảng đá tất cả những gì không phải là khuôn
mặt.
Bởi vì khuôn mặt vốn
đã có trong tảng đá rồi, giấu kín trong đó rồi. Người nghệ sĩ là người tin sự
hiện diện còn chưa bộc lộ, còn bị giấu kín ấy, nhìn thấy nó qua đá, và bằng
động tác gọi là "sáng tác" lột nó ra khỏi tảng đá
vốn nhốt nó.
Mỗi lần lại đánh thức,
mỗi lần làm một cuộc đánh thức, và vì là đánh thức những gì tốt đẹp nhất, hay
ho, mạnh mẽ nhất trong từng con người giữa vô số người vốn vô cùng đa dạng, nên
chẳng có cuộc đánh thức nào giống cuộc nào. Vừa cơ bản vừa sáng tạo không
ngừng. Giáo dục vì thế là một khoa học và một nghệ thuật, khoa học và nghệ
thuật khó nhất và đẹp nhất.
§
Tức là GD phải luôn sáng tạo, không khô cứng, không áp đặt?
- "Thao tác"
chủ yếu của GD là khêu gợi, GD tuyệt đối đối lập với áp đặt. Bởi vì, dù có giỏi
đến mấy người thầy cũng chỉ có thể giải phóng được tiềm năng của người học bằng
tác động sao đó, cho người học tự giải phóng được chính mình.
Như ai cũng đã biết,
đối với một người là vậy, mà đối với một dân tộc cũng vậy, không tự giải phóng,
không tự mình vùng dậy, bằng sức lực của chính mình thì chỉ là giải phóng giả,
rốt cuộc nô lệ vẫn mãi nô lệ! Mãi tăm tối, âm u. Giáo dục bằng áp đặt thì chỉ
làm cho người ta u mê thêm.
Thu Nhi (thực hiện)
(http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/113838/nha-van-nguyen-ngoc--dan-chu-khong-phai-cai-dem-cho.html)
* Ghi chú: Tựa bài đặt lại theo chủ blog.
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015
Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015
Vết thương chưa lành
Bốn mươi năm đã qua nhưng cứ đến
tháng Tư vẫn là một giọng điệu cũ, không thay đổi. Từ TV, radio đến những chiếc loa mở hết công suất trên cột điện các đầu đường, góc xóm đều chát chúa giọng điệu của những bài ca
chiến thắng cùng những lời ca ngợi cuộc tổng tiến công vũ bão, thần
thánh khiến cho Mỹ phải cút, Ngụy phải nhào. Nhưng có niềm
vui chiến thắng nào giữ mãi được nỗi hân hoan hay tất cả rồi cũng qua mau, chỉ có nỗi đau thương mất mát trong chiến cuộc là mãi mãi
còn lại, không phân biệt kẻ Nam người Bắc, kẻ thắng người thua. Nó đâu chỉ âm ỉ trong trái tim của những người mẹ, người vợ mà còn hiện rõ trên bàn thờ của hàng triệu gia đình, từ Nam chí Bắc.
Bốn mươi năm, trên vùng đất đầy nắng
ấm phương Nam bây giờ người miền Nam ở lẫn với người miền Bắc, họ trở thành láng giềng của nhau nhưng cứ đến những ngày tháng tư này thì mỗi người
lại một tâm trạng khác nhau. Người thì hớn hở vui mừng vì nhờ 30.4 và ăn theo quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 mà họ có
nhà, có đất, có cuộc sống “phồn vinh giả tạo”, cái mà ngày xưa họ chưa
từng dám mơ ước, người thì ngẩn ngơ ngồi nhớ những đứa con phải tha phương cầu
thực hơn nửa vòng trái đất, có người lại lặng lẽ quay mặt dấu đi dòng nước mắt
khóc thương những người thân yêu đã vùi xác nơi một góc rừng già hoang vu nào đó vì bom đạn hay chìm sâu dưới lòng đại dương trong những đêm trốn chạy đầy giông bão bốn
mươi năm về trước.
Bốn mươi năm, một vết thương vẫn
chưa lành bởi lòng hận thù và hẹp hòi, người ta vẫn cố tình khơi lại vết đau cũ
để hả hê sung sướng và phớt lờ những nỗi đau câm lặng của bao người cùng là đồng bào với mình...
Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015
Hậu duệ Bật Mã Ôn
Trong truyện Tây Du ký có một
đoạn viết về Tôn Ngộ Không sau khi đại náo đến Long cung và cõi Diêm phù lần
thứ nhất liền bị Ngọc hoàng bắt tội và lôi về thiên đình giam lỏng và giao cho
chức Bật Mã Ôn. Lúc đầu Tôn Hành Giả cũng lên mặt vênh váo, hoạnh họe kẻ này
người nọ, hơn nữa thiên đình lại sẵn đồ ăn thức uống cao lương mỹ vị, tiên nữ
thì hằng hà sa số, nên cứ tưởng mình oai phong lẫm lẫm!
Nhân một hôm vui đùa cùng đám
thuộc hạ, Ngộ Không bèn hỏi:
- Các ngươi cho ta biết xem chức Bật Mã
Ôn này to đến đâu trên thiên đình?
Bọn tay chân thành thật tâu:
- Bẩm Đại
Thánh, thực ra chức của Đại thánh chỉ là thằng giữ ngựa thôi a!
Đại Thánh nghe thế bèn lổi trân
lôi đình, chửi vung xich chó “ Cha chả, giữ ngựa à! Mẹ kiếp tưởng gì cao sang
chứ giữ ngựa thì lão Tôn đây đếch thèm”, chửi chưa hả giận còn vung thiết bảng
đập phá tan hoang mấy cái chuồng ngựa rồi đằng vân một mạch về Hoa Quả Sơn
tháng ngày vui chơi cùng đám khỉ con.
Mới thế mà đã thoắt mấy ngàn năm,
Tôn Ngộ không tưởng rằng cái chức Bật Mã ôn kia sẽ bị xóa số vì chẳng có thằng
ngu nào đoái hoài. Ấy thế mà mới đây Ngộ Không lại tình cờ gặp phải một thằng
hậu duệ cả ngàn đời của mình. Thằng này cũng lên thiên đình, cũng được Ngọc
Hoàng cũng tiệc tùng chiêu đãi linh đình, lại còn bắn pháo bông nghênh đón ra
chiều trọng thị lắm. Thằng này thấy thế tưởng bở càng vênh váo tợn: “Mình phải
có gì thì người ta mới thế chứ!”. Thấy vẻ mặt vừa ngây vừa ngố của thằng hậu duệ
ngàn đời trên TV, Ngộ không vừa thương, vừa giận bèn đi tìm gặp nó và bảo:
- Này con
ơi, đừng vênh váo nữa, Ngọc hoàng là thằng đểu vô song, toàn tập. Hắn dùng đủ
chiêu tâng bốc, cứ để cho mày tha hồ “selfie” nhưng rồi nó làm nhục mày ngay
đấy con ạ, trong mắt hắn mày chỉ là thằng Bật Mã Ôn như ông mấy ngàn năm trước
thôi. Danh giá cái mả mẹ gì thằng giữ ngựa hả con! Về, về ngay đi!
Tên hậu duệ ngàn đời này vốn ngu
lâu nêu đâu chịu hiểu, vẫn chống chế:
- Nhưng
mình phải như thế nào người ta mới đối đãi long trọng thế chứ ông?
Ngộ Không điên tiết:
- Như thế
nào cái mả mẹ mày, ngu thì ngu vừa vừa, lú thí lú có lúc. Vừa ngu vừa lú thường
trực như mày thì bốc cứt mà ăn con ạ. Nói rôi quay lưng gọi taxi ra phi trường
mua vé máy bay (giận quá không vận khí đằng vân nổi) về lại động Thủy Liêm ở
Hoa Quả Sơn với họ hàng nhà khỉ ăn hoa quả sạch không phun thuốc trừ sâu.
Thế nhưng tên hậu sinh này vốn
khả ố nên chẳng vì thế mà lăn tăn, hắn vẫn cứ nhơn nhơn vênh váo, bởi hắn nghĩ
thà làm chân Bật Mã Ôn mà no cơm ấm cật còn hơn là không có gì… quí hơn độc lập
tự do.
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Father of a Nation: Lee Kuan Yew
Lee Kuan Yew (1923-2015) |
Mấy hôm nay cả thế giới bày tỏ lòng tiếc thương và kính
trọng đối với ông Lý Quang Diệu, nguyên thủ tướng đầu tiên của đảo quốc
Singapore vừa qua đời ở tuổi 91 (1923-2015). Ngay kênh truyền hình Discovery Channel
cũng chiếu bộ phim Father of a Nation: Lee Kuan Yew.
Có lẽ cho đến lúc này, ông là một người có đầy đủ nhất những phẩm chất của một nhà lãnh đạo tài ba ở châu Á. Đó là đạo đức, học vấn, tài năng, nghị lực, sự kiên định và cả sự cứng rắn cần thiết trong những tình huống của đất nước. Ông được rất nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kính trọng thực sự. Người dân Singapore thương tiếc ông một cách chân thành và văn hóa khác hẳn những tình cảm mê muội, giả dối, sắp đặt của người dân Bắc Hàn đối với Kim Jung Il.
Có lẽ cho đến lúc này, ông là một người có đầy đủ nhất những phẩm chất của một nhà lãnh đạo tài ba ở châu Á. Đó là đạo đức, học vấn, tài năng, nghị lực, sự kiên định và cả sự cứng rắn cần thiết trong những tình huống của đất nước. Ông được rất nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kính trọng thực sự. Người dân Singapore thương tiếc ông một cách chân thành và văn hóa khác hẳn những tình cảm mê muội, giả dối, sắp đặt của người dân Bắc Hàn đối với Kim Jung Il.
Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015
Một quyết định của lòng tự trọng
Sáng nay Vnexpress.net đưa tin thầy giáo Phan Thanh
Nguyên, Hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng
(Trà Vinh) đã xin từ chức và nhận mọi lỗi lầm về mình vì đã để xảy ra vụ việc một
HS nữ lớp bảy bị bạn cùng lớp đánh đập dã man. Thầy Nguyên nói: “Tôi là người đứng đầu nhà trường, để xảy ra
vụ việc đáng tiếc trên, tôi nhận thấy bản thân phải chịu trách nhiệm cao nhất,
chứ không đổ lỗi cho ai. Tôi thành thật xin lỗi nạn nhân, gia đình nạn nhân,
các cấp lãnh đạo”. Có lẽ đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời
đi dạy của thầy, nhưng cũng là một quyết định dũng cảm của một người hiệu trưởng
có trách nhiệm và tự trọng. Tôi khâm phục dũng khí của thầy nhưng cũng không khỏi
chạnh lòng khi thấy trong cuộc sống này còn biết bao kẻ đáng phải từ chức hoặc
bị sa thải gấp trăm lần mà họ vẫn bình chân như vại.
Càng xót xa hơn khi người ta cảm thấy
dường như báo chí và các phuong tiện truyền thông đang khai thác “quá nhiệt tình” đề tài bạo lực học
đường xem như một cách để câu khách và cũng để né tránh những vấn đề nhức nhối của xã hội mà họ không đủ dũng khí để nói lên. Với mục đích đó người ta dần dà đẩy hết trách nhiệm giáo dục trẻ em
cho nhà trường và do đó bạo lực học đường cũng chỉ còn là trách nhiệm của mỗi người
thầy. Họ cố tình lờ đi rằng bạo lực học đường vốn là một hiện tượng xã hội thời nào chả có và nó chỉ là một
phần của bạo lực gia đình và bạo lực xã hội, những vấn đề vốn phụ thuộc vào độ bền vững của nền tảng đạo đức xã hội và hệ thống pháp luật, mà điều này thì đâu phải chỉ có trách nhiệm ở mỗi nhà trường. Nhưng báo chí và xã hội đều biết rằng đổ hết trách
nhiệm cho người thầy luôn là một giải pháp dễ dàng và ổn thỏa nhất, bởi từ xưa đến nay người thầy luôn là đối tượng dễ bị tổn thương và ít khả năng chống đỡ nhất!
Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015
Tôi có quyền nghi ngờ
Thời gian gần đây rộ lên phong trào các nghệ sĩ và người
mẫu cùng chung hát những bài hát về các chủ đề Tôi yêu Việt Nam, Hướng
về Hoàng Sa, Trường Sa, rồi Những trái tim Việt Nam… Việc các nghệ sĩ, các
người mẫu cùng cất tiếng hát để biểu lộ lòng yêu nước và ý chí sẵn sàng bảo vệ
tổ quốc là hết sức đáng quí, vì hấp lực của họ luôn có sức lan tỏa mạnh mẽ
trong cộng đồng tạo nên những hiệu ứng tích cực.
Tuy nhiên tôi, một người đã về hưu, chợt nghĩ liệu đây có phải là sự biểu lộ chân thực hay chỉ thuần túy hình thức theo kiểu
“mồm miệng đỡ chân tay”, và liệu khi tổ quốc lâm nguy thì những người này, nhất là
những nghệ sĩ trẻ có sẵn sàng tòng quân “đứng lên cùng Việt Nam” (như lời bài
hát), để sẵn sàng hy sinh bảo vệ tổ quốc Việt Nam của mình hay không? Tôi có
quyền nghi ngờ vì từ trước đến nay tôi chưa bao giờ được nghe thấy một nghệ sĩ
hay người mẫu nào lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự, dù phần lớn họ đều nằm
trong lứa tuổi phải thi hành NVQS theo luật định. Hơn nữa, thực tế cho thấy dường
như việc thi hành NVQS chỉ là “đặc quyền” dành riêng cho con em những người nông dân, lao động nghèo, thấp cổ bé miệng mà thôi!
Thế nhưng, ai hát cứ hát, ai nói cứ nói còn Hoàng Sa và một số đảo của Trường Sa đã mất thì vẫn cứ mất. Vậy thì nói và hát bao nhiêu đi nữa phỏng có ích gì?
Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015
Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học là đổi mới hay chỉ là đổi khác?
Mới đây, Sở Giáo dục Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến với
700 hiệu trưởng các trường tiểu học của thủ đô để lấy ý kiến việc thực hiện
thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá HS tiểu học bằng nhận xét thay vì cho điểm,
thế nhưng cả 700 hiệu trưởng đều không có ý kiến gì. Phó Giám đốc Sở Giáo dục
Hà Nội Phạm Xuân Tiến phát biểu: “Tôi không thấy đầu cầu nào đăng ký phát biểu.
Không thể hơn 700 hiệu trưởng mà không ai có băn khoăn”.
Người ta thường bảo im lặng cũng là một thái độ. 700 hiệu
trưởng im lặng vì có nói cũng chẳng thay đổi được gì, hơn nữa trước khi đưa
thông tư vào áp dụng Bộ có lấy ý kiến hiệu trưởng đâu. Có lẽ đến lúc này ngoài
những thông tin có tính định hướng trên
báo chí cho rằng cách thay đổi đánh giá này "đầy tính nhân văn" thì hầu hết các
Hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh trong cả nước đều không đồng tình (Mới đây
kết quả thăm dò trên báo Giáo dục.net.vn cho thấy 83,4% không đồng tình với
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT). Nhiều người nêu rõ rằng việc đánh giá bằng nhận xét
đã làm giảm đi hứng thú thi đua học tập của HS; giáo viên các bộ môn nhạc, họa,
thể dục phải làm việc quá tải với những lời nhận xét hàng ngày, hàng tuần, hằng
tháng, mỗi học kỳ…; phụ huynh khó theo dõi quá trình học tập của con em mình
qua những lời phê “giàu” cảm tính. Ngay trong ngành, việc thực hiện thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
cũng sẽ rất khác nhau ở từng địa phương,
điều này cũng gây ra những bất cập chưa lường hết khi HS phải chuyển trường, rồi
đến việc kiểm tra thực hiện quy chế này của các cấp quản lý cũng sẽ vô cùng khó
khăn vì không tránh khỏi những tranh luận “bất phân thắng bại”.
Các nhà quản lý giáo dục tầm vĩ mô thì luôn miệng cho rằng
việc quá tải khi thực hiện thông tư này là do sự máy móc của GV, cần phải linh
hoạt, sáng tạo. Nhưng thử hỏi linh hoạt, sáng tạo như thế nào đây? Một Thông tư
hướng dẫn cách đánh giá HS mà đòi hỏi người thực hiện phải linh hoạt thì dễ dẫn
đến tùy tiện, cảm tính và không thống nhất. Hơn nữa trong các lớp tập huấn, các
chuyên viên của Bộ cho thấy họ cũng không lường hết được mọi tình huống và cách
duy nhất để trả lời cho người dự hội nghị là “cần phải linh hoạt, sáng tạo”,
chiêu bài đó cho thấy Bộ Giáo dục luôn đẩy những khó khăn do chính họ tạo ra về
phía giáo viên, ngoài ra cách trả lời ỡm ờ đó cũng cho thấy họ là bậc thầy về sự lập lờ và lươn lẹo.
Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015
Ý thức nơi công cộng
Ba người, một nam, hai nữ, tuổi đều xồn xồn,
giọng Nghệ, giọng Thanh rổn rảng, người nào trên môi cũng còn ngậm cây tăm, chứng tỏ vừa no nê bữa sáng. Cả ba ngồi quán café nói chuyện riêng mà như cãi nhau, ầm ĩ cả
quán, át cả tiếng chim thánh thót, làm ô nhiễm cả không gian buổi sáng chủ nhật.
Thật tự nhiên như người "Hà lội"...
Thật tự nhiên như người "Hà lội"...
Có lẽ ý thức nơi công cộng của người Việt
mình hiện nay là kém nhất thế giới.
Nhớ Trịnh Công Sơn từng có bài hát "Dựng lại nhà, dựng lại người". Quả thật, người Việt mình rất cần phải dựng lại cho ra "người" tử tế.
Chuyện không hề đơn giản. Mission impossible?
Nhớ Trịnh Công Sơn từng có bài hát "Dựng lại nhà, dựng lại người". Quả thật, người Việt mình rất cần phải dựng lại cho ra "người" tử tế.
Chuyện không hề đơn giản. Mission impossible?
Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015
Lan man quanh bài trả lời phỏng vấn của NSND Đặng Nhật Minh
Đọc bài phỏng vấn Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh trên Sài
Gòn giải phóng được biết ông là lớp nghệ sĩ tài năng, tâm huyết của miền Bắc. Nói
“được biết” bởi vì tôi là dân miền Nam và cũng mới chỉ coi mỗi bộ phim “Thương nhớ đồng quê” của ông chiếu trên
TV, chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn nổi tiếng một thời, Nguyễn Huy Thiệp
(giờ thì Nguyễn Huy Thiệp đã “chết” rồi, một nhà văn đã “chết” thì không nên viết
nữa, bởi có cố cũng chỉ toàn những cái vớ vẩn, nhạt nhẽo và rỗng tuếch. Tiếc rằng
NHT vẫn cố viết!) và biết một bộ phim nữa của ông, phim “Đừng đốt”, một bộ phim
mà chưa bấm máy đã biết chắc sẽ được giải, mà quả thật nó được ngay giải “Cánh diều vàng”,
vì nó là bộ phim “rất chính trị và rất thời sự”.
Bài báo viết rằng qua bài phỏng vấn, ông
đã “chia sẻ những tâm huyết và trăn trở của
mình về điện ảnh nước nhà”. Thế nhưng đọc xong tôi vẫn thấy băn khoăn đôi điều. (http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/nguoicuacongchung/2015/1/372504/)
Theo ông, “điện ảnh Việt Nam chỉ có hai thời kỳ, thời kỳ làm phim không vì tiền và
thời kỳ làm phim vì tiền”, và ông cũng chia 3 loại phim: Phim giải trí do tư nhân bỏ tiền (có lúc
ông gọi là phim thương mại), phim do nhà
nước đầu tư nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn (ông cũng gọi là phim giáo dục
truyền thống, tức là phim chính trị) và phim
nói về thân phận con người, những người bình thường trong xã hội hôm nay mà
ông còn gọi là phim nghệ thuật(?)
Theo tôi, chẳng làm gì có cái gọi là ”thời kỳ làm phim không vì tiền và thời kỳ
làm phim vì tiền”, cách gọi đó sặc mùi đạo đức giả, kể cả mùi của AQ, mà phải
gọi đúng bản chất của nó là thời kỳ làm phim bao cấp và thời kỳ làm phim không
bao cấp. Bởi trong cách hoài niệm của ông ”thời kỳ làm phim không vì tiền”, tức
bao cấp, nó như là “thời kỳ ánh sáng”, mang tính mẫu mực của nghệ thuật. Nhưng
thưa ông thời kỳ này mọi thứ đều do nhà nước cung cấp, từ phương tiện máy móc,
đến kịch bản, đạo diễn, diễn viên, nhân viên… Mọi người làm phim đều là cán bộ,
nhân viên ăn lương nhà nước và sản phẩm nghệ thuật làm ra cũng là loại sản phẩm
được phân phối bắt buộc như cây kim, sợi chỉ, ổ bánh mì… người tiêu thụ đâu có
quyền lựa chọn thì làm sao dám nói chuyện khen chê. Chắc ông cũng còn nhớ chất
lượng của cây kim, sợi chỉ, ổ bánh ở cửa hàng mậu dịch ngày ấy như thế nào, vậy mà ai cũng
phải dùng và chẳng ai dám chê, vì làm gì có cái nào khác nữa đâu để so sánh hơn
thua? Ông lại bảo “Trước đây, người nghệ sĩ làm phim không vì tiền mà vì danh dự,
vì sự rung động bên trong”. Thưa ông, như đã nói ở trên, thời bao cấp, 100% nghệ
sĩ các ông là công chức ăn lương nhà nước, có muốn làm phim vì tiền cũng chẳng ai cho,
còn đã là nghệ sĩ thì ai chẳng hoài thai tác phẩm của mình bằng sự rung động
bên trong, chỉ khác về “khả năng” và “chất lượng” rung động ở mỗi người, nếu không
có cái đó thì đâu ai gọi các ông là nghệ sĩ nữa?
Còn ông phân biệt phim giải trí, phim
chính trị và phim về thân phận con người. Theo tôi cũng chẳng cần phân loại như
thế làm gì, với khán giả chúng tôi chỉ có hai loại phim: phim hay và phim dở mà
thôi. Bất kỳ sản phẩm nghệ thuật nào cũng hướng đến đối tượng là con người, phân loại như ông chả lẽ phim giải trí và phim chính trị không hướng đến thân phận
con người? Phân thành loại phim chính trị vì các ông, những nghệ sĩ
quan phương, cho rằng chính trị là chuyện của giai cấp cầm quyền, phim chính trị
chỉ là phương tiện để minh họa cho chủ trương, chính sách, thế nên không cần ngó
ngàng gì đến số phận con người. Phim như thế thì “con người” ai thèm xem. Hãy để
ý những bộ phim “có yếu tố chính trị” của phương Tây, để thấy trong đó, số
phận của từng cá nhân con người, của từng thế hệ, cùng vận mệnh của đất nước, của
dân tộc, của nhân loại hòa quyện vào nhau và hấp dẫn lôi cuốn như thế nào.
Ông cũng bảo ngày xưa “phương tiện kỹ thuật thiếu thốn mà điện ảnh
Việt Nam làm được những phim hay, rung động lòng người”. Vâng, có thể cái
hay, cái rung động lòng người cũng chỉ còn là của những ngày ấy mà thôi, liệu những bộ phim đó bây giờ có còn đủ sức hay và
rung động nữa không, thưa ông? Tôi cho rằng nếu bây giờ chiếu lại những bộ phim
“kinh điển” ngày ấy chắc chắn cũng chẳng kéo được mấy ai đến rạp, trong
khi những bộ phim kinh điển của nước ngoài dẫu với hoàn cảnh sống và văn hóa khác biệt nhưng tại sao nó vẫn có thể làm rung động hàng triệu trái tim khán
giả người Việt?
Tóm lại, có lẽ ông đạo diễn cũng thấy tiếc
nuối cái thời bao cấp vàng son đã đi qua, cái thời mà mỗi năm cả nước làm được dăm ba bộ phim truyện và khán giả không có quyền lựa chọn, mà đã không có quyền
chọn lựa thì chuyện khen chê hay dở cũng đâu cần phải bàn đến nữa. Nhưng ở góc
độ khán giả, chúng tôi nghĩ rằng, ngay lúc này, nếu có cả tỷ đô trong tay thì
các nhà biên kịch, đạo diễn nhà mình cũng chẳng làm được cái phim nào ra hồn
đâu, thưa ông, bởi cái tầm và cái năng lực của mình chỉ đến thế. Chắc ông đạo diễn còn nhớ bộ phim truyền hình “Gió qua miền
tối sáng” với kinh phí bao cấp khổng lồ, equip đạo diễn, diễn viên toàn loại
siêu sao thượng thặng của Việt Nam thời bấy giờ, và kết cục của bộ phim ấy như ra sao, chắc ông cũng đã rõ!
Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015
Hoan hô bác Đinh La Thăng
Bộ trưởng Thăng trong buổi họp với tổng thầu Trung Quốc EPC |
Mấy hôm nay nghe báo chí mình đưa tin mấy tờ báo Trung Quốc hùa nhau lên tiếng
công kích bộ trưởng Đinh La Thăng nhà mình là đã “khơi gợi tư tưởng bài Trung” vì ông
đã “dám” chỉ thẳng mặt và mắng té tát đám nhà thầu Trung quốc "kém năng lực" và "thiếu trách nhiệm" đã gây ra vụ sập giàn
giáo làm chết người trên công trường thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh –
Hà Đông hôm 28/12/2014. Chỉ xin thưa các nhà báo Tàu rằng: tư tưởng bài Trung nào có phải do Bộ trưởng Thăng khơi gợi mà nó đã có từ lâu trong máu thịt người Việt Nam rồi, bởi lịch sử quan hệ giữa VN và TQ đã cho thấy rành rành những kẻ cầm đầu Trung Quốc trong bất kỳ thời đại nào, bất kỳ chế độ nào cũng luôn là những kẻ lưu manh nham hiểm, phản phúc, lật lọng! (Xem: http://tv.vtc.vn/video-bo-truong-dinh-la-thang-gian-soi-nguoi-mang-te-tat-tong-thau-trung-quoc.597.524283.htm
Không biết những đề nghị đầy cứng rắn về thay đổi nhà thầu,
thay đổi giám sát… của bác Thăng với chính phủ rồi sẽ đi đến đâu nhưng chỉ nhìn cái trừng mắt, chỉ tay của bác và bộ mặt đực ra của thằng cha Phó TGĐ tập đoàn cục 6 đường sắt Trung quốc trong buổi
họp là tui đã muốn hoan hô bác Thăng một phát rồi.
Hoan hô và hoàn toàn đồng ý với
bác là “không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, không thể đánh đổi
tính mạng của người dân Việt Nam" chỉ vì quyền lợi của đám nhà thầu lưu manh Trung quốc được. Hoan hô bác Thăng thêm phát nữa!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)