Vào khoảng năm 73, 74 gì đó, trên một tờ báo văn nghệ của Sài Gòn người ta có hỏi một nhà văn rằng: “Nghệ sĩ là người như thế nào?”, ông nhà văn đó trả lời không biết đùa hay thực rằng: “Nghệ sĩ là người luôn xài những đồ rẻ tiền!”. Không hiểu sao tôi nhớ mãi câu trả lời này cho đến tận bây giờ. Ngày ấy, bọn trẻ chúng tôi luôn coi nghệ sĩ gần như những bậc thần thánh. Các nhà văn, nhà thơ Mai Thảo, Nhã Ca, Phạm Công Thiện, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng … rồi các nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương … các ca sĩ Thái Thanh, Hà Thanh, Sĩ Phú … luôn là những thần tượng và cao vời vợi. Nhớ có lần đi Vũng Tàu với lũ bạn, tối vào một quán cà phê, chọn một góc ngoài vườn ôm ghi-ta ngồi hát nho nhỏ với nhau những bài du ca, đang hát bỗng có một người đàn ông trung niên ôm chai rượu Martell ra mời mỗi đưa một ly và nói “Chào những người bạn văn nghệ”. Mời rượu xong ông trung niên nọ lại lững thững đi vào. Thằng bạn là dân thổ địa Vũng Tàu thầm thì: “Nhà thơ LQ đấy”. Trời ơi cả bọn ngỡ ngàng đến ngộp thở và câu “Chào những người bạn văn nghệ” vừa nãy bỗng tăng ép phê lên tột độ. Cã lũ sướng rêm, cả đêm không ngủ được và hình ảnh người nghệ sĩ tối hôm đó luôn lưu lại trong ký ức chúng tôi như một kỷ niệm đẹp và lãng mạn.
Thế nhưng bây giờ nếu ông nhà văn nói “Nghệ sĩ là người luôn xài những đồ rẻ tiền!” mà còn sống thì có lẽ ông đã thấy ông sai lầm đến mức nào, bởi nghệ sĩ ta bây giờ sang lắm, họ thuộc thành phần thượng lưu, đi xe ô tô, xài hàng hiệu, mua nhà vài ba triệu đô la, ra nước ngoài như đi chợ. Mới đây khi nghe tin hãng Toyota thu hồi một loạt xe vì lỗi ở bộ phận chân ga, có bài báo đã đưa tin về phản ứng của một số nghệ sĩ ta. Nào là buồn, nào là thật đáng tiếc cho hãng xe hơi danh tiếng, nào là cầu mong cho Toyota tai qua nạn khỏi … nghe mà cứ tưởng bố mẹ họ đang lâm bệnh trầm kha, trong đó có cả những anh chàng ca sỹ chưa một lần nghe nói đến tên tuổi cũng phát biểu đầy cảm xúc. Tất cả chỉ họ vì đang lỡ xài Toyota đời mới loại xịn …
Vậy phải đinh nghĩa lại về nghệ sĩ thế nào? Chẳng lẽ định nghĩa ngược lại … xài đồ mắc tiền, xài đồ hiệu …? Nhưng khoan đã!
Tôi có biết một ông ở xóm tôi, đi đâu cũng tự xưng mình là nghệ sĩ, mà quả thực ông có chân trong hội văn nghệ tỉnh, có vài bãi thơ nho nhỏ đăng trên báo tỉnh, có thẻ nhà báo tỉnh hẳn hoi, lại có namecard ghi bằng hai thứ tiếng Việt và Anh: một mặt LMK- nhà thơ, còn mặt kia LMK - poet và hơn nữa, con người ông thể hiện rất đậm đặc chất nghệ sĩ . Này nhé: đầu bù, tóc rối, áo chim cò, móng tay đầy đất đen, hút thuốc đen cả răng, nhổ nước bọt phèo phèo, nghiện rượu và thích nhậu ké thiên hạ dù thiên hạ chẳng ai mời, vì họ hãi cái bẩn rất … nghệ sĩ của ông lắm thế nên đành phải kính quỷ thần nhi viễn chi. Ông cũng đã từng có sách, dù đó là sách ông tự bỏ tiền ra in những bài tự ông viết về ông như một nhà thơ kiệt xuất với những câu chữ thần kỳ đi sâu vào … lòng độc giả; rồi có bài ông đóng vai người nổi tiếng đương thời trả lời phỏng vấn của báo chí, mặc dù cũng chỉ “một mình ông đóng cả hai vai chèo”, tự ông phỏng vấn mình và tự ông trả lời cho mình mà thôi. Có người bảo ông thần kinh nhưng cũng có người bảo nghệ sĩ ấy mà! Tôi bực mình vặc lại “Cái đếch gì, nghệ sĩ trước hết phải là người chứ không thể là ngợm …”, nhưng chợt nhớ mới đây cũng có một nhà thơ tự xưng làchuyên nghiệp hẳn hoi lại mới được giải thưởng của Hội thơ trung ương, rồi được nhà thơ, nhà phê bình TMH xiền dương công đức thật oanh liệt, ấy là đại thi hào Nguyễn Linh Khiếu, đại tiến sĩ Triết học Mát-Lênin (không hiều sao tôi và rất nhiều người luôn cho rằng mấy anh tiến sĩ này tiến sĩ nọ thì có thể tin họ có chút giỏi giang, thông minh chứ mấy anh tiến sĩ Mat-Lenin thì ... hè hè), thi hào này cũng đã vô cùng khiêm tốn mà tự nhận xét về mình như sau: "Tôi là một nhà thơ chuyên nghiệp. Hai chục năm qua tôi luôn được đánh giá là một nhà thơ tiên phong cách tân và đổi mới thơ ca quyết liệt và đã đạt được những thành tựu cách tân được ghi nhận. “Hoa mộc miên biên giới, Mưa rơi dọc Cam Ranh, Những thiếu nữ đứng khóc ở Sơn Mỹ” là những bài thơ mới nhất hay nhất của tôi viết về người lính....Trao giải cho các bài thơ này của tôi, Tạp chí Văn nghệ quân đội không chỉ trao giải cho những bài thơ hay viết về người lính....mà còn trao giải cho xu hướng đổi mới cách tân thơ Việt Nam gắn với những vấn đề trọng đại của Tổ quốc, dân tộc và thời đại..."… Tôi là một nhà thơ chuyên nghiệp. Hai chục năm qua … Trời ơi, chỉ mỗi cái tự xưng chuyên nghiệp đã đáng để nhổ nước bọt phèo phèo rồi và tôi xin thề từ trước đến nay chưa từng nghe đến tên lão nhà thơ này bao giờ, chỉ biết mỗi Khiếu là tên một loài chim hay hót trong gì gì đó thôi … Bố khỉ, đích thị là lũ nghệ sĩ dở dở ương ương rồi! Trước đây ở Sài Gòn cũng có một ông nhạc sĩ chuyên viết sách dạy đờn ghi-ta cũng rất dở hơi khi luôn ghi kèm dưới tên mình dòng chữ “văn nghệ sĩ độc lập – độc thân”…
Nghĩ về đại thi hào xóm tôi và đại thi hào Nguyễn Linh Khiếu, tự dưng tôi lại đâm ra nhớ và yêu mấy bài thơ của Bùi Hoàng Tám, xin chép lại để ngâm nga khi nhàn rỗi:
Bài: thứ nhất: Vợ tôi dở dại dở khôn …
Vợ tôi dở dại dở khôn
Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...
Kỳ này trao giải Quý Đôn
Đề nghị xét cả cho L... và THƠ
Mấy tay giám khảo ất ơ
Lại đem bỏ tuốt cả THƠ ra ngoài - (không xét).
Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...
Kỳ này trao giải Quý Đôn
Đề nghị xét cả cho L... và THƠ
Mấy tay giám khảo ất ơ
Lại đem bỏ tuốt cả THƠ ra ngoài - (không xét).
Bài thứ hai: Bài thơ về vú
Chị em ta khi cho con bú
Vú bên này và vú bên kia
Nhớ rằng luôn phải phân chia
Hôm qua vú nọ, hôm kia vú này....
Anh em táy máy cái tay
Hôm kia vú này, hôm nọ vú kia
Cả khi trót dại, ơ kìa...!
Nhớ rằng luôn phải phân chia cho đều…
Vú bên này và vú bên kia
Nhớ rằng luôn phải phân chia
Hôm qua vú nọ, hôm kia vú này....
Anh em táy máy cái tay
Hôm kia vú này, hôm nọ vú kia
Cả khi trót dại, ơ kìa...!
Nhớ rằng luôn phải phân chia cho đều…
Túm lại phải định nghĩa làm sao về nghệ sĩ, chả lẽ lại định nghĩa rằng … Không được, bọn đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh thôi, còn nghệ sĩ chân chính vẫn luôn là những con người … chân chính.