Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Trước giờ Giáng sinh

Tối nay là Giáng sinh, vậy là chỉ còn một tháng cộng thêm vài ngày nữa là tết âm lịch Đinh Dậu, 2017. Năm vừa rồi quả là nhiều biến động, trong nước lẫn thế giới. Không biết thế sự sẽ xoay vần như thế nào trong nhiệm kỳ của ông tân tổng thống Mỹ, một gã khó đoán định bởi cái bản chất táo bạo liều lĩnh và đầy ngẫu hứng, thoát khỏi mọi quy luật vốn có từ trước tới nay. Lạ một điều ngay thời gian tranh cử thì người ta ghét Trump nhưng rồi dần dần dần người ta lại thích gã. Việt Nam cũng vậy, nhiều người cho rằng lúc này cần thái độ dứt khoát của Trump hơn là sự nhu mỳ ôn hòa của Obama hay Hillary. Có lẽ cũng đến lúc mọi người phải thay đổi quan điểm đi với ma hay với Bụt thay vì cứ lửng lơ con cá vàng để chờ đục nước kiếm mồi!


Thôi kệ sự đời, trước giờ Giáng sinh, hy vọng những điều tốt lành sẽ đến với mọi người! Amen!

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Hoan hô cụ Raul

Chủ tịch Cuba Raul Castro đã đặt quan tài gỗ đựng tro cốt
của lãnh tụ Fidel Castro vào bên trong ngôi mộ bằng đá
 tại nghĩa trang Santa Ifigenia hôm 4/12 (Ảnh: Reuters)
Với Fidel tui chẳng hâm mộ gì vì vốn không ưa cái sắt máu và bảo thủ quá khích kiểu "Thà nhấn chìm cả hòn đảo Cuba chứ nhất quyết không từ bỏ con đường CM" (dzậy thì mần CM cho ai nữa bi giờ?) của cụ này, dù rằng năm 75, khi ở rừng XM, buồn chẳng biết làm gì, tui đã từng vẽ lại chân dung cụ bằng chì tặng cho đứa bạn, vẽ chỉ vì thấy bộ râu và điếu xì-gà của cụ hay hay mà thôi, chả gì sất!

Cụ mất có người vui, có kẻ buồn, nhưng chắc buồn ít hơn vui vì nhìn dòng người viếng cụ chẳng dài dằng dặc mà cũng chẳng sướt mướt như trong đám viếng mấy lão Kim ở Bắc Hàn(?)

Nhưng khi thấy ngôi mộ Fidel chỉ là một khối đá đơn sơ với tấm bia chỉ duy nhất một chữ "FIDEL" trong một nghĩa trang ở Santiago thì mọi người, trong đó có tui, lại giật mình về cụ em Raul...

Phải chăng sự nhỏ bé khiêm nhường đó sẽ tránh được phần nào bão táp trong ngày phán xét chăng?  Hê-bơ-rơ, 9:27 có ghi": “Như đã ấn định, loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”.


P/S: Dưới trào cụ Raul, Cuba liên tiếp những tin vui:

Ngày 12/12/2016, chưa đầy 3 tuần sau cụ anh Fidel mất, liên minh châu Âu (EU) đã bình thường hóa quan hệ với Cuba và tập đoàn khổng lồ Google cũng đã chính thức cung cấp dịch vụ tại Cuba. Mừng cho bà con Cuba!

Ngày 27/12, Quốc hội Cuba vừa thông qua Luật cấm sử dụng tên Fidel Castro để đặt cho các tổ chức, quảng trường, công viên, đại lộ, đường phố và nơi công cộng khác, cũng như bất kỳ loại huân chương, vinh danh hay danh hiệu cao quý nào. Chà chà, cái dụ này ngộ mà khác mình wuá nha!!!

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Tui đi đổi Giấy phép lái xe

Vào cổng trường lái, nơi đổi Giấy phép lái xe (GPLX) hai bánh, gửi xe: 2.000 đồng.
Bước vào quầy đầu tiên mua tờ đơn, photo GPLX cũ và Chứng minh nhân dân (CMND): 3.000 đồng.
Trong đơn ghi rõ phải dán hình, nhưng hình đâu mà dán, vì trước đó nghe bảo sẽ chụp ảnh tại chỗ. Hỏi chú em cao ráo đẹp chai ở quầy bán đơn, chú dzui dzẻ phán: “Chú dzô đứng đây, 3 phút có ngay!”. Tui ngoan ngoãn đứng dựa lưng vào tường (không phải dựa cột nha!), trước tấm phông xanh, sau cái máy ảnh đã được gắn sẵn trên tripod. Chú em chẳng nói chẳng rằng, chỉa ống kính ngay mặt, tui giật mình quơ tay cào đại lên cái đầu bờm xờm, cũng hổng biết dung nhan mình lúc đó ra sao. Click, “Chú cho xin 15.000”... Ba phút sau chú em thảy qua ô cửa nhỏ cho tui một tấm hình, suýt nữa tui không nhận ra mình. Xấu thấy ớn! (Bên ngoài cũng xấu nhưng chưa đến nỗi thấy ớn).
Tui ra dãy bàn ngồi điền thông tin vào tờ đơn. Rờ túi, quên cha cây viết. Ở nhà đã nhớ, lúc đi lại quên, đúng là đồ già lú (Chết mẹ, phạm húy!). Nhìn ra quầy mua đơn lúc nãy, thấy có giá để viết, nhưng viết thì mịt mù vắng bóng, hỏi chú em lúc nãy, phán: “Chú ra căn-tin hỏi dùm nheng!”. Ra căn-tin hỏi mấy chị đang ngồi tám ở chiếc bàn tròn, một chị bảo: “5000 đồng/cây nheng chú!”. Móc túi, nhận cây viết, nghĩ bụng, dịch vụ khép kín, thiệt chu đáo hết sức!
Điền xong thông tin, dán tấm ảnh xấu thấy ớn vào đơn thì tiếng chú em lại vang lên: “Điền xong đơn bà con đến phòng số 2 nộp nheng!”.
Đi qua một khoảng sân, đến phòng số 2, thấy hai em gái ngồi chễm chệ, một em nhận đơn, một em bán bảo hiểm xe gắn máy, cả hai vừa ghi ghi chép chép, vừa nói về một “con nhỏ” thứ ba “nhiều chiện” nào đó. Tui nộp đơn, em gái đưa cho tờ đăng ký chuyển phát GPLX qua bưu điện và bảo về ghế ngồi ghi. Ghi xong nộp lại và chờ gọi tên. Đến phiên mình, tui đến bên bàn và em gái nhỏ nhẹ bảo: "Chú cho xin 35.000". Tui ngoan ngoãn móc bóp, nhận lại một tờ hóa đơn chuyển phát màu xanh và một túi plastic để đựng GPLX. Lại nghĩ bụng, thiệt chu đáo hết sức!
Lúc này em gái ngồi bàn kế bên quay sang hỏi tui: “Xe chú có bảo hiểm chưa?”. Tui nhanh nhẩu nói xạo: “Chú mới mua tháng trước mà cháo". Em gái nhìn tui bằng ánh mắt dò xét nhưng cũng không hỏi gì thêm.
Sau đó tui được yêu cầu qua phòng số 1, nộp hồ sơ và ngồi chờ. Nghe gọi tên, tui bước đến bên bàn, một em gái tô môi đỏ chét đưa tui tờ hồ sơ và lại nhỏ nhẹ: “Chú cho xin 135.000”. Tui giựt mình suýt làm rớt cái bóp lép kẹp, còn sau lưng tui nghe tiếng mấy cha hoảng hốt: “Chờiiiii, sao mắc dữ dzậy cà?”. Lúc nãy tui cũng suýt la làng nhưng sợ cô em chê mình yếu mà ra gió, đành nuốt xuống họng. Đắng nghét!
Sau khi nộp đủ tiền, nhận tờ biên lai, tui lại cầm hồ sơ vào phòng trong, nơi này có nhiều người đang chờ. Cuối phòng có một cậu em nhận hồ sơ và nhập dữ liệu vào máy tính và một em gái nữa ngồi kế bên chụp hình. Giữa phòng lại có một tấm phông xanh, một máy ảnh cũng gắn sẵn trên tripod và nối với máy tính cho cô em ngồi ở bàn sử dụng không phải đứng lên ngồi xuống cho hao hơi tổn sức. Nghe gọi tên, tui ngồi vào ghế, cũng không biết dung nhan mình bây giờ ra sao? Ống kính lại chỉa vào bản mặt tui và click! Xong, nhận lại CMND và tờ phiếu thông tin, kiểm tra lại thông tin của mình trên phiếu, nếu đúng thì ký tên xác nhận và bỏ vào chiếc giỏ nhựa trên bàn. Kết thúc quy trình! Exit! Dìa nhà chờ!
Tui nhẩm tính sơ sơ tổng thiệt hại hết gần hai trăm ngàn đồng cho việc đổi một GPLX hai bánh từ vật liệu giấy sang nhựa PET, thiệt là ruột đau như cắt. Bước ra ngoài đã nghe tiếng ồn ào bán tán: “Chờiiiiii, đổi bằng lái gì mà mắc thấy sợ, lần trước đổi CMND sang Căn cước cũng chỉ có năm chục?”. Tui quay lại sau thấy hai cha la làng hồi nãy cũng vừa ra, đang chụm đầu to nhỏ đầy âm mưu, như tính bắc thang lên hỏi ông trời dzậy, nhưng mặt thì nhăn nhó như vừa bị thiến! Thấy mà thương!

P/S: Nhưng đau hơn khi ngay ngày hôm sau tui nghe tin Bộ Giao thông vận tải chính thức hủy bỏ quy định bắt buộc phải đổi bằng lái xe từ giấy sang nhựa PET. Thiệt là ứa gan! Thôi kệ, dân chơi sợ chi mưa rơi!

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Dễ thương

Cả nhà vừa tắm dưới biển lên, chuẩn bị lấy xe ra về thì nghe tiếng xì xào sau lưng:
- Chời ơi, biết bỏ rác ở đâu bi giờ?
Quay lại thấy một nhóm trai gái năm bẩy cháu, khoảng mười chín đôi mươi cũng vừa từ dưới biển lên, vai khoác ba-lô, tay xách những bao rác đựng vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, vỏ cua ghẹ, giấy lau tay… Có lẽ muốn giữ biển sạch, trước khi ra về, các cháu đã thu dọn rác của mình thải ra và giờ đang đi tìm chỗ bỏ. Tôi chỉ cho các cháu bô rác bên kia đường. Các cháu ríu rít: “Tụi con cảm ơn chú nheng!”, giọng Nam bộ nghe thiệt nhẹ và dễ thương!
Giá ở đâu cũng có nhiều người như các cháu thì cuộc đời này sẽ sạch biết bao!

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Thầy tôi

Mình có ông thầy thời trung học, sau 30/4 bị cắt dạy vì là giáo viên dạy Giáo dục công dân tức là dạy môn chính trị (sic) đành phải xoay sở đủ thứ nghề, trong đó có nghề nuôi ong. Có lần thầy gọi đến chơi, thấy trong sân nhà thầy khạp lớn khạp nhỏ để lủ khủ, mình hỏi khạp thầy đựng nước mưa để uống quanh năm hả? Thầy bảo khạp để đựng mật ong đó, rồi mở ra giới thiệu với mình. Mật nào lấy từ hoa cà phê Tây nguyên, mật nào lấy từ hoa nhãn đồng bằng sông Cửu Long, mật nào lấy từ hoa rừng U Minh… Mỗi thứ mật một hương vị khác nhau, nếm mật một hồi người thấy lâng lâng muốn say luôn.

Nhớ chuyện thầy kể: Có buổi sáng sớm, một bà già đến gọi cổng hỏi mua mật ong vì có cô con gái mới sanh trong bệnh viện. Thầy thấy bà già dáng vẻ lam lũ nên vào nhà lấy ra chai mật và bảo tôi biếu bà, không lấy tiền. Thật bất ngờ bà già trả ngay chai mật và nói: “Tui mua mật thiệt trả tiền đàng hoàng chứ không xin mật giả. Cảm ơn chú!”. Nói xong bà quay lưng bỏ đi một nước. Thầy bảo lúc đó tao chỉ biết cười trừ!  

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Chỉ là vui vẻ thôi ư?

Thú thật là từ lúc lão này làm Bộ trưởng Bộ Học mình chưa bao giờ mình có niềm tin vào lão cả, dù việc mình có tin hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến cọng lông chân nào của lão, nhưng nhìn mặt lão không hiểu sao mình cứ liên tưởng đến con chạch? Mấy đứa Nam bộ thì bảo nhìn mặt thấy “trớt quớt”, mấy đứa Bắc kỳ thì bảo “đêu đểu”. Giờ lại nghe lão nói về việc mấy cô giáo ở Hà Tĩnh bị điều đi tiếp khách “chỉ là vui vẻ thôi” và còn quy trách nhiệm cho chính các cô thì thật hết cỡ! Chẳng cần nói chắc ai cũng biết chuyện”vui vẻ” của các bợm nhậu khi đã tới bến là như thế nào! Thế nên từ “vui vẻ” lão dùng ở đây rất ư là… vô giáo dục!

Giờ lại nghe râm ran chuyện lão này tự ý mạo nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) trong khi Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành bất cứ Quyết định nào miễn nhiệm, bổ nhiệm thay thế chức vụ Chủ tịch HĐCDGSNN giai đoạn 2014-2019 của ông cựu bộ trưởng bộ Học trước đó, hơn nữa bản thân lão ta lại mới chỉ là một Phó Giáo sư.

Thêm nữa, ai đời đường đường một đống là phó giáo sư, tiến sĩ lại là bộ trưởng bộ Học mà lão lại ngọng "níu na níu no", vậy thì dạy dỗ gì nữa! Thiệt chán hết chỗ nói!

Thôi, thế là không còn gì để nói về lão nữa nhé. Phi lí nô đía!

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Hàng giả và nhân cách giả

Cảnh cướp hàng giả ở Bộ KH-CN ngày 21/10/2016
Ngày 21/10 Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tiêu hủy số hàng hóa vi phạm sở hữu công nghiệp như nhái nhãn mác, giả xuất xứ… Nhưng thật xấu hổ khi những kẻ được mời đến chứng kiến lại lao vào tranh cướp số hàng hóa trên. Trong đoạn clip quay cảnh bát nháo đó người ta thấy toàn những những quý ông quý bà váy áo chải chuốt, chúng mang danh cán bộ, chuyên viên của Bộ KH-CN, phóng viên báo chí và khách mời chứng kiến (cam đoan đám này 100% là cán bộ, đảng viên, là “người Bắc có lý luận”, hoàn toàn không có tên dân thường nào được “đặc quyền” lọt vào đây cả). Chúng như bầy nhặng xúm vào bãi phân cào bới, chọn lựa rồi hể hả ra về với những món đồ cướp được trên tay.

Đáng buồn hơn là các cán bộ công an PC46 vẫn điềm nhiên tọa thị, họ xem đó là chuyện bình thường chăng? Còn quan thanh tra Bộ KH-CN lại quanh co dấu diếm nói rằng đây là lần đầu tiên xảy ra, trong khi những người khác cho biết cuối năm 2015 tại Bộ này cũng đã diễn ra sự việc tương tự! (http://www.vtc.vn/xong-vao-cuop-hang-gia-tieu-huy-o-bo-khcn-se-ky-luat-nguoi-hoi-cua-d283407.html)

Thành thử, hôm ấy lẽ ra người ta chỉ tiêu hủy mớ hàng hóa giả kia thôi nhưng bọn này lại nhân tiện tự tiêu hủy luôn mớ nhân cách giả bấy lâu nay còn khoác hờ trên người chúng. Cũng hay!

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Nhắn tin và khởi nghiệp

1. Thấy các cụ nhắn tin ủng hộ đồng bào nghèo mà thương! Mỗi tin nhắn ủng hộ mười lăm ngàn đồng, không biết các cụ mắt yếu, tay run thì lọ mọ bấm được bao nhiêu tin nhắn?

Chỉ băn khoăn là sao các cụ không ủng hộ đại vài ba ngày lương cho nhanh và có "chất lượng", còn nhắn tin có khi người ta lại bảo thuê bao điện thoại các cụ đều do nhà nước chi trả thì sao?


2. Các cháu sinh viên hỏi các cụ về kinh nghiệm khởi nghiệp thì nghiệt quá, thực lòng tui không chê trách gì nhưng các cụ nhà mình thuộc diện quy hoạch sẵn từ trong bụng mẹ thì làm gì có bước gian nan khởi nghiệp đâu mà kinh với nghiệm? 

Cũng vì thế nên mới có chuyện cụ Đặng Huy Đông xúi cháu SV chuyên ngành chính trị Phạm Đông Hiếu rằng: "Với chuyên ngành chính trị như Hiếu, có thể sáng tạo ra phần mềm để phổ biến, định hướng, tiếp cận được nhiều người hơn là phương pháp truyền thống. Thay vì chỉ mở lớp học khoảng 100 người, phần mềm sẽ giúp tiếp cận, dẫn dắt hàng chục nghìn người". Trời đất, cụ xúi cháu đi tù sao? Mở lớp phổ biến và định hướng chính trị là độc quyền của đảng chứ một sinh viên vừa ra trường chân ướt chân ráo sao dám tự tiện viết phần mềm để phổ biến, mà biết phổ biến nội dung gì? Phổ biến cho ai và ai cho? Hơn nữa cháu học chính trị làm sao có thể sáng tạo ra phần mềm được! Các cụ dạy thế là làm khó lại các cháu rồi!

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Bob Dylan, Nobel văn chương 2016


Thật bất ngờ và trái với mọi dự đoán truyền thống, chàng “lãng tử du ca” Bob Dylan, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ kiêm hoạ sĩ, sinh năm 1941, người Mỹ gốc Do Thái, đã trở thành chủ nhân của giải thưởng Nobel Văn chương 2016.
Trong lời tuyên bố của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển, Bob Dylan được trao giải thưởng này "vì đã tạo ra những biểu đạt thi ca mới trong truyền thống âm nhạc vĩ đại của nước Mỹ."
Ngẫm: Thế giới luôn tạo ra những thay đổi bất ngờ, còn chúng ta luôn bất ngờ vì không thay đổi.

Minh quân

Vua Bhumibol Adulyadei qua đời trong sự thương tiếc của người dân Thái 

Có người khi mất đi để lại sự thương tiếc vô hạn trong lòng mọi người, nhưng cũng có người, sự tồn tại của họ lại đem đến những đau khổ bất hạnh cho kẻ khác! 

Mấy ngày này, người dân Thái đang chìm đắm trong nước mắt tiếc thương khi Quốc vương Bhumibol Adulyadei qua đời (13.10.2016). Nhưng ngay trong nỗi đau buồn đó họ vẫn là những người dân hạnh phúc, hạnh phúc vì có được một đấng minh quân để tôn kính và khóc thương thật sự.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Căp đôi hoàn hảo?

TT Philippines Rodrigo R. Dulerte và ứng viên TT Mỹ Donald Trump

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Chuyện buồn giáo dục

Giữa những bộn bề thế sự thì giáo dục lại thêm một chuyện buồn: Một HS lớp 6 ở Sóc Trăng bị trả về lớp 1 vì chưa biết đọc biết viết. Khảo sát tại chỗ cho thấy ngay cả tên mẹ mình em cũng không thể  viết được dù có người đánh vần cho từng chữ. (Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoc-sinh-lop-6-bi-tra-ve-lop-1-o-mien-tay-3475970.html).

Chuyện buồn nhưng đâu phải hiếm, chỉ khổ là trường này đã bị lộ, còn nơi khác thì chưa. Nếu ngành giáo dục can đảm làm một cuộc tổng kiểm tra, chắc chắn số HS này không phải là ít. 

Áp lực của hàng loạt thành tích, danh hiệu phải đạt được hàng năm, dù muốn hay không đã đẩy thầy cô đến chỗ phải tập tành dối trá. Để trở thành trường tiên tiến, trường chuẩn quốc gia, trường được đánh giá ngoài, đạt chuẩn phổ cập… thì phải không có HS bỏ học hay ở lại lớp, hoặc có nhưng chỉ gọi là, rất ít, rồi tỷ lệ HS lên lớp thẳng, HS khá giỏi… làm sao không khỏi ít nhiều dối trá để có những con số tròn trĩnh đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chí từng danh hiệu? Còn nhớ một ông giám đốc Sở Giáo dục từng hùng hổ tuyên bố: “HS tiểu học thì không được ở lại lớp. Nếu có HS nào không đủ điều kiện lên lớp thì GV phải phụ đạo, phụ đạo trong năm không đủ thì phụ đạo trong hè. GV phụ đạo không được thì Hiệu Trưởng, Hiệu phó phụ đạo, làm thế nào để HS đủ điều kiện lên lớp thì thôi”. Cách chỉ đạo "quyết liệt" để đạt cho bằng được những chỉ tiêu thành tích của quan giám đốc như thế cũng đủ thấy áp lực đè xuống nhà trường như thế nào? Rồi chuyện một Phòng giáo dục đã phải khổ sở khi giải trình trước HĐND về việc vì sao tỷ lệ HS lên lớp thẳng toàn thành phố giảm 0,2% so với năm học trước? Cách chất vấn của các quan HĐND cho thấy tỷ lệ này chỉ được phép đi lên từng năm mà thôi bất kể tình hình kinh tế xã hội địa phương như thế nào! Rõ khổ cho giáo dục! Bây giờ chuyện vỡ lở đổ hết cho giáo viên thì tội, họ chẳng được lợi lộc gì trong rừng danh hiệu đó cả, họ cũng đã hết lòng dạy dỗ, cũng muốn thẳng tay để những HS yếu kém ở lại lớp, nhưng nào được? Trách Ban giám hiệu cũng vậy, họ cũng bị áp lực từ Phòng Giáo dục; trách Phòng Giáo dục thì họ lại bị áp lực bởi những chỉ đạo trời ơi đất hỡi từ các Ủy ban địa phương với những ông quan thích săn đuổi những tỷ lệ đẹp làm thành tích cho nhiệm kỳ của mình.  Giáo dục chưa bao giờ được độc lập để làm đúng nhiệm vụ chuyên môn của nó. Nó luôn bị chi phối bởi những cái ngoài giáo dục mà mỹ từ gọi là nhiệm vụ chính trị. Nghe thì có vẻ mơ hồ nhưng lại là cái mũ rất cụ thể sẵn sàng chụp xuống đầu ai đó đi ngược lại. 

Có lẽ giáo dục chỉ thực sự phát triển khi nó được xem, như lời quý ông Đinh La Thăng, là một khoa học không phụ thuộc vào ý thức chính trị hay ý chí chủ quan của ai khác. (http://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/bi-thu-thang-giao-duc-la-khoa-hoc-khong-phu-thuoc-y-chi-chinh-tri-633166.html). Nhưng chuyện này xem chừng còn khó hơn hái sao trời, vì mới đây nghe mọi người bàn tán rằng chỉ một cái ghế hiệu trưởng trường cấp 2 nào đó thôi mà một ông bí thư tỉnh đã phải gọi điện cho ông chủ tịch thành phố yêu cầu bố trí người nọ người kia theo ý mình rồi (?) Nghe vậy, đủ thấy việc ngành giáo dục có thúc thủ hay bỏ trận địa cũng chẳng lấy gì làm lạ!

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Định Quán

Tôi mới có một chuyến đi Định Quán, nhân tiện ghé qua Long Khánh, La Ngà nơi ngày xưa gia đình tôi đã từng ở. Cũng chỉ là đi qua và thỉnh thoảng dừng lại hỏi thăm những người già một vài địa danh cũ để hình dung lại một thời tuổi thơ yêu dấu mà chớp mắt đã 50 năm, chưa một lần về lại. Càng đi càng thấy thương bố mẹ mình ngày ấy vất vả biết bao nhiêu? (Nhưng dòng La Ngà nay đã hoang tàn bởi những bè cá nhếch nhác trên sông, còn cái rạp hát Long Khánh và con ngõ vào nhà tôi ngày xưa cũng không còn lại chút dấu vết gì, tất cả đành gói lại cất vào kho ký ức xa xăm nhạt nhòa của đời mình! Đành vậy!). Còn mục đích chính là thăm mấy thằng em ở L.A vì một bước ngoặt của gia đình mà phải xa vợ con, kéo nhau lên rừng, tập tành làm rẫy ở một nơi xa lơ xa lắc cách nhà mấy trăm cây số. Mấy anh em ở với nhau một đêm, ngồi với nhau bên ly rượu chứng kiến cơn mưa rừng chưa từng có và cùng co ro trong âm thanh gào thét của gió, của nước, của cây cối bị va đập gãy đổ và cả trong cái câm nín đầy đe dọa của đêm tối… Trong cái ầm ĩ hỗn độn của trời đất đó chẳng ai nghe ai nói được gì, chỉ lặng lẽ uống và nhìn nhau. Chúng tôi ngồi nhìn bóng mình lung linh trên vách, mỗi người một suy nghĩ riêng và gặm nhắm nỗi buồn của chính mình. Tôi là người nông nổi, bồng bột nên ít nghĩ về số phận nhưng trong đêm hôm ấy nhìn mấy thằng em với những đôi vai còng xuống vì những vất vả cơm áo, những gương mặt nhàu nhĩ vì hạnh phúc mong manh của đời người chưa tìm được, tôi mới thấm thía cái gọi là số phận cùng cái sức nặng nhân sinh mà kiếp người phải gánh chịu…

Ngày mai chúng tôi sẽ về lại thành phố, trả lại cái mảnh đất mênh mông cây cỏ và đá núi này cho mấy đứa em, trả lại cả cái tịch mịch hoang sơ vốn có cho núi rừng, trả lại cả những nỗi buồn không ai gánh được cho ai. Có lẽ cùng với thời gian, tất cả rồi cũng sẽ trôi đi theo dòng chảy định mệnh của nó, và có thể ở khúc quanh nào đó của cuộc đời, hạnh phúc bất chợt hiện ra mỉm cười với những thằng em tôi, những kẻ cả đời hiền lành mà sao vất vả? Tất cả cũng chỉ là hy vọng và chờ đợi. Nhưng biết đâu nó đang đến và sẽ đến! Bởi tôi vẫn tin Thượng đế luôn công bằng!

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Văn hóa tham nhũng

Nghe một cụ bảo “phải xây dựng văn hóa khinh bỉ những kẻ tham nhũng” sao tui thấy khó quá vì tham nhũng luôn có phép ẩn mình, thần thông biến hóa khôn lường nên dù khinh bỉ cỡ nào cũng đâu nhằm nhò gì nó! Hơn nữa tham nhũng bi giờ tràn lan như cỏ dại nên mình khinh nó thì ít, nó khinh lại mình thì nhiều!. Và khổ nỗi “các đối tượng tham nhũng hầu hết là đảng viên” chứ đâu ai xa lạ, mà nếu “cứ cách chức, kỷ luật thì lấy ai mà làm việc”. Bởi vậy, theo thằng tui, không trừ được thì phải tìm cách sống chung với nó (như sống chung với lũ vậy), bằng cách cố gắng xây dựng một thứ văn hóa tham nhũng "chuẩn mực" nào đó cho dân được nhờ. 

Giả dụ như trước kia vụ việc đó ăn 10 đồng giờ chỉ ăn 5 đồng thôi, hoặc công khai giá "lót tay" có cạnh tranh lành mạnh hoặc né đừng ăn mấy cái nhà tình thương, tình nghĩa, bỏ qua mấy cái lẻ tẻ như trợ cấp dân nghèo, dân bị thiên tai... tội nghiệp họ. Kèm theo đó là thái độ lịch sự niềm nở giữa người ăn và kẻ đút, đồng thời cam kết ăn đồng chia đủ, không thưa kiện bêu riếu nhau để bọn quần chúng nó biết. Như vậy có phải là ta đã hình thành được một nét văn hóa mới, góp phần làm phong phú nền văn hóa chung đầy bản sắc của xã hội ta không hẻ?

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Ngụy biện?

Ngài Mutai cười vui vẻ khi được lính cõng trên lưng
Có anh Ba ở xứ Mantrá (đừng lộn với xứ Mancha quê hương hiệp sĩ Don Quixote của nhà văn Tây Bán Nhà Cervantes) đi công cán nước cờ Huê, vào thăm mấy cái nghĩa trang xứ này. Khi về, ngồi trong bàn nhậu tổng kết chuyến công du với đám đàn em, nói: “Phải công nhận nghĩa trang tụi nó đơn giản mà đẹp thiệt, nhưng khi tao thấy mấy cái chữ đồng gắn trên bia mộ thiêu thiếu, hỏi ra mới biết cũng bị bọn trộm cắp gỡ bán dze chai mất tiêu. ĐM, tao nghe mà mừng rơn bay. Dzậy là ở Mỹ cũng có trộm cắp chứ riêng gì xứ mình?”. Nói xong anh Ba vỗ bàn cười ha hả. Đám đàn em cũng vỗ tay cười hả hả rồi cùng nhau nâng ly chúc mừng: "Dzô... dzô... dzô...!".

Giờ xem ảnh cha thứ trưởng Bộ Tái thiết Nhật Bản Shunsuke Mutai được cấp dưới cõng qua một vũng nước trong lần đi thăm thị trấn Iwaizumi, tỉnh Iwate, nơi vừa trải qua cơn bão Lionrock  đầu tháng 9 này (nguồn: http://www.tienphong.vn/the-gioi/quan-chuc-nhat-ban-bi-chi-trich-vi-de-cap-duoi-cong-qua-vung-nuoc-1049384.tpo), lại có người mừng thêm phát nữa vì đâu chỉ có mỗi quan chức nhà mình mới bắt cấp dưới cõng trên lưng? Ù pá, dzậy mà bọn báo chí cứ la lối rùm beng, làm mất hết uy tín cán bộ! (https://www.vietbao.org/2016/05/hai-nguoi-dan-ong-di-oto-duoc-cong-qua-nuoc-ngap-o-ha-noi/)

Càng nghĩ càng thấy mừng vì với cái đà này thì chẳng bao lâu mình sẽ ngang hàng và hổng chừng dzọt qua mặt luôn cái đám cường quốc kia! Hehe!

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Giai thoại

Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Nghe chuyện quý ông Barack Obama bị cu Tập Cận Bình chơi đểu trong nghi thức đón tiếp ở hội nghị Hàng Châu (TQ) lại nhớ đến những giai thoại ứng xử giữa triều đình Trung Hoa với các sứ thần Đại Việt ta thời trước. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những trò tiểu nhân làm bẽ mặt nhau hoặc đối đáp xỏ xiên, ăn miếng trả miếng từng câu chữ... nhiều chuyện thấy ti tiện nhỏ nhen, thậm chí còn tục tằn thô lỗ không xứng tầm phương diện quốc gia, như kiểu một bên xì hơi, một bên vạch quần tè (Lôi động Nam bang, Vũ quá Bắc hải…), bây giờ đọc lại thấy buồn cười cứ như chuyện trẻ con. Không biết những giai thoại này có bao nhiêu phần trăm sự thật, nhưng vẫn có thể nói bản chất bọn Tàu từ xưa đến nay vẫn thế, không hề thay đổi. (Thế mà có thời người ta cho rằng những trò láu cá vặt như thế là trí tuệ siêu việt đáng cho hậu thế học hỏi! Giai thoại cụ Trạng Quỳnh nhà mình cũng sêm sêm cỡ đó!).

Ai chả biết Tàu là xứ đông dân nhất thế giới, diện tích lãnh thổ cũng hàng tốp ba, văn minh thì khoe đi trước thiên hạ cả chục ngàn năm, nhưng xét cho cùng thì vẫn tính khí của bọn trẻ trâu to đầu láo xược, bảo sao chẳng ai nể phục? Muốn cường thịnh như Mỹ, Đức..., chú Tàu này phải thể hiện đẳng cấp của mình bằng những giá trị đích thực nào đó thay vì chỉ dựa vào mớ mánh khóe vặt vãnh hèn hạ hay những thủ đoạn của bọn lưu manh hạ cấp như hiện nay?

Lại nhớ lan man từ cái gọi là giai thoại của bọn Tàu đến giai thoại của Ta. Sau 30.4, bọn mình phải tâp trung nửa tháng để sinh hoạt chính trị dân chủ (chứ không gọi là học tập cải tạo - lại chuyện câu chữ thôi) được mấy đồng chí cán bộ miền bắc vào kể cho nghe nhiều giai thoại cũng thú không kém:

Giai thoại 1: Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gặp Thủ tướng VNDCCH lúc bấy giờ là ông Phạm Văn Đồng liền hỏi: “Ngài có bằng tiến sĩ không, thưa thủ tướng?”, ông Phạm Văn Đồng mỉm cười khinh khỉnh và đủng đỉnh trả lời: “Tôi không là tiến sĩ nhưng tôi đẻ ra mấy đứa tiến sĩ!”. Chẳng là ông Kissinger bấy giờ là tiến sĩ, còn ông Phạm Văn Đồng thì nghe bảu có mấy người con học tiến sĩ ở Liên Xô về. Cách trả lời của ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng được các đồng chí cán bộ phân tách rằng thật thâm thúy vì cụ này đã xem tên tiến sĩ ngạo mạn kia chỉ đáng con mình, gọi nó là "đứa" (cho nó chết!), cách trả lời như thế là chửi trên mả bố nhà nó mà nó không thể bắt bẻ được, đồng thời vẫn đúng phép tắc ngoại giao (He he, tài quá xá cỡ!). Nhưng nghe hơi là biết chém gió liền vì chỉ có Việt Nam ta mới có truyền thống khoe học hàm, học vị, chức tước chứ Mỹ và phương Tây nó đâu để ý mấy cái “râu ria” đó!

Giai thoại 2: Một lần Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi cùng Ngoại trưởng Kissinger trên một chuyến chuyên cơ, khi máy bay hạ cánh, Thủ tướng đứng lên thì bất ngờ đít quần bị một cái đinh ở ghế ngồi lòi lên móc rách một mảng. Ngoại trưởng Kissinger ngồi bên cạnh bèn cười và chỉ ngay chỗ đít quần bị rách của thủ tướng và hỏi đểu: “Thưa ngài, liệu đây có phải bộ mặt thật của XHCN miền Bắc hay không?”. Lần này Thủ tướng lại mỉm cười "khi dễ" và khoan thai trả lời: “Không, ông tiến sĩ ạ, vì chỉ các ông mới quan niệm đây là cái mặt, còn chúng tôi chỉ gọi nó là cái mông đít thôi”. Kissinger tái mặt và chuồn mất(!) He he thánh thật! Ghế máy bay mà có đinh lòi lên móc rách quần và thế quái nào mà ngoại trưởng Mỹ lại đi chung máy bay với Thủ tướng VNDCCH (cứ làm như đi xe đò). Hơn nữa, trong ngoại giao mà các bố xỏ xiên xách mé nhau như mấy bà ngoài chợ?

Giai thoại 3Chuyện về Tạ Đình Đề, một siêu điệp viên cỡ 007 được cục tình báo Mỹ (CIA) đào tạo. Khóa này có đúng một trăm học viên, chiêu mộ từ khắp nơi trên thế giới, được đào tạo bằng những phương pháp và kỹ thuật tiên tiến nhất nhưng cũng tàn bạo nhất của bọn đế quốc. Sau mấy năm trời huấn luyện cật lực, đến ngày tốt nghiệp cả trăm học viên bị nhốt trong một cái phòng lớn, khóa kín cửa, cúp điện, trong phòng tối đen như mực tàu. Trước đó mỗi người được phát một khẩu súng ngắn và 20 viên đạn. Nhiệm vụ họ là phải tìm cách mò mẫm trong bóng tối bắn hạ những kẻ khác để mình sống sót (Không khác gì mấy cụ hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, kinh quá!). Sau một hồi bắn nhau loạn xạ, cuối cùng trong phòng chỉ còn sót lại hai người, 98 kẻ kia đã chết thẳng cẳng. Khi hai kẻ cuối cùng này cùng giơ súng lên định hạ nhau trong trận chung kết “một sống một mái” thì may thay, súng cả hai cùng hết đạn (Hú hồn!). Đèn bất ngờ bật sáng, tiếng vỗ tay khen  ngợi vang dội, CIA cho cả hai cùng tốt nghiệp hạng xuất sắc. Đó chính là Tạ Đình Đề và Giang Thanh (Ù pá, đế quốc Mỹ chơi ác thiệt!), Nghe bảu nàng Giang Thanh xinh hơn hoa hậu hoàn vũ, nhận sự vụ lệnh về Tàu giết Mao chủ tịch, còn Tạ Đình Đề về Bắc Việt ám sát Bác Hồ. Riêng Giang Thanh khi về Tàu đã bị Mao ta nhanh chóng khuất phục, lấy làm vợ, ngày đêm làm tình làm tội đủ kiểu (lão làm cho Mỹ bẽ mặt mà. Hehe!) Nghe bảo Mao này cả đời không đánh răng, mồm thối kinh khủng! Thật đáng kiếp cho mụ Giang Thanh, ai bảo làm tay sai cho đế quốc!
Lại kể về Tạ Đình Đề ba lần lẻn vào Phủ chủ tịch ám sát Bác Hồ. Lần đầu lão lẻn vào trốn trên nóc nhà chờ thời cơ ra tay hạ thủ. Hôm ấy đến giờ cơm, kẻng đánh 3 tiếng keng keng keng, bác Hồ bỗng bảo người cận vệ dọn thêm bát đũa trên bàn ăn. Anh cận vệ ngạc nhiên hỏi:
-   Thưa Bác, hôm nay có ai nữa đâu mà dọn thêm bát đũa ạ? - Bác ôn tồn bảo:
-   Chú cứ dọn đi, hôm nay Bác có khách quý, chú ấy đến nãy giờ rồi! - Anh cận vệ ngơ ngác!
Bát đũa dọn xong, Bác hướng lên mái nhà gọi to:
-   Chú Đề còn nằm trên đó làm gì sao không xuống ăn cơm cho nóng?
Đề nằm trên nóc nhà giật nẩy mình nhưng vốn là một tình báo lão luyện nên vẫn trấn tĩnh dùng thuật khinh công tung người nhẩy xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rơi, đĩnh đạc ngồi ăn cơm và thú thật kế hoạch ám sát Bác. Nghe xong Bác cười bảo:
-   Bác biết lâu rồi! Thôi lần này chú đã bị lộ. Bác để chú về, lần sau chú phải khéo hơn cơ!
Úi mẹ! Đề nghe Bác nói thế thì vừa sợ đến vãi trong quần vừa hoan hỉ mừng rỡ, bèn vội vàng thanh kiu Bác rồi vận khí phi thân chuồn ra khỏi Phủ chủ tịch nhanh như một làn khói (Ơ hay, lão này chuồn đi đâu được nhỉ? Chả lẽ ra sân bay Nội Bài mua vé máy bay về Mỹ hay xuống Khâm Thiên thuê khách sạn nghỉ ngơi để hôm sau quay lại tiếp? Không ai trả lời được, hành tung xem chừng còn bí hiểm hơn điệp viên James Bond 007!)
Lần thứ hai Đề lẻn vào nấp trên máng xối. Lần thứ ba lại lẻn vào nấp trong tủ quần áo (không biết đám cận vệ của Bác ở đâu mà hớ hênh thế nhỉ?) nhưng lần nào cũng bị Bác phát hiện, gọi xuống ăn cơm, kiên trì binh vận, kêu gọi Đề “tung cánh chim tìm về tổ ấm”. Nghe rằng đến lần thứ ba thì Tạ Đình Đề quỳ sụp xuống chân Bác lạy như tế sao, xin được quay đầu về với chánh nghĩa quốc gia và nguyện làm trâu ngựa hầu hạ Bác suốt đời. Cảm động vì tài năng và tâm thành của Đề, Bác cho y làm cận vệ ngày đêm bên Bác! He he, cụ Bác nhà mình cũng thánh thật! 

Kể ra lúc mới giải phóng dân miền Nam được nghe cán bộ miền Bắc chém gió nhiều chuyện rất ngô nghê nhưng cũng thiệt dzui, kiểu: Hà Nội ti vi chạy đầy đường, Kem Tràng Tiền để cả ngày không chảy... Giờ mà ai tập hợp lại có thể in thành sách, bảo đảm best seller!

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Chuyện nhà văng

Hồi nhỏ học văn, nghe thầy cô bình giảng thấy văn chương lấp lánh như vàng bạc, nhà văn cao quý như thần tiên. Bây giờ mới biết văn chương thời nay toàn là những thứ tô hồng chuốt lục, còn mấy ông bà nhà văn toàn là những thợ sắp chữ bốc thơm lẫn nhau, lắm người như kẻ dở hơi, thật chán hết chỗ nói!
Mới đây lại nghe lùm xùm chuyện một ông nhà văn làm ở nhà xuất bản, đến tuổi về hưu nhưng ông cứ lần khân chưa chịu bàn giao. Chẳng qua ông muốn là khi mình về hưu thì vài người khác cũng phải về cùng dù có người còn đến 7 tháng nữa mới đến thời điểm nhà nước quy định, còn việc chưa chịu bàn giao vì ông muốn người thay ông phải là người do đích thân ông chọn ra cơ. Rõ khổ, nhà văn già mà còn hơn con trẻ!
Dư luận bàn ra tán vào mới biết, chuyện tuổi hưu của các ông trong BCH Hội Nhà văn cũng khác người lắm. Luật nhà nước định là nam 60, nữ 55 thì về hưu, nhưng các ông du di theo nguyên tắc X+2. Nghĩa là mỗi người được cộng thêm 2 tuổi nữa. Thế là nam cứ 62, nữ cứ 57 mới nghỉ. Cha mẹ ơi, nghe chuyện vừa thấy nực cười vừa thấy tức giận. Nực cười vì tính tùy tiện, tự tung tự tác của những người mang danh trí thức, bụng đầy chữ nghĩa giáo hóa thiên hạ. Giận vì lương các ông cũng lấy từ tiền thuế của dân, vậy ai cho quyền các ông tự du di hưởng thêm 2 năm lương như vậy. (http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/tran-dang-khoa-khong-co-chuyen-day-nha-van-trung-trung-dinh-ve-huu-som-3453038.html)
Nghe họ tự đẻ ra luật để kéo dài tuổi hưu thì ai cũng nghĩ là để bòn mót thêm chút nữa trong những ngày hoàng hôn tại vị của đời mình chứ còn nói để có thêm thời gian cống hiến thì chả ai tin nổi, bởi các vị này có ở đến trăm tuổi cũng chẳng khá hơn. Không tin cứ nhìn vào sự nghiệp văn chương của từng vị thì rõ.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Chuyện cũ

Lái Thiêu

Mẹ con tôi dắt díu nhau rời Rừng Lăng (QN) để vào Nam theo bố tôi trên chuyến xe lửa chạy rì rầm suốt hai ngày hai đêm, qua biết bao vùng đất vừa cằn cỗi vừa thơ mộng của "quê hương xứ dân gầy", một bên là Trường Sơn thăm thẳm trùng điệp, một bên là cát trắng biển xanh mà đến nay tôi vẫn còn ghi rõ trong ký ức. Tàu đến ga Sài Gòn lúc 3 giờ sáng. Mẹ con tôi phải nghỉ tạm ở ga trên những băng ghế dài, chung quanh là lỉnh kỉnh hòm xiểng. Đến gần sáng thì thấy bố tôi đến đón bằng chuyến xe Dogde quân đội để chở những đồ đạc gói ghém của mẹ tôi cho chuyến Nam du, tôi nhớ thứ giá trị nhất là cái hòm gỗ to đùng, đánh verni vàng nhạt  có đai đồng, quai sắt mà bố tôi đặt đóng khi còn ở Quảng Ngãi, có lẽ trong đó chứa đựng những thứ quan trọng của gia đình nên lúc nào mẹ tôi cũng khóa kỹ và bắt anh em tôi ngồi lên trên nắp để không ai có thể cạy được. Riêng ít vàng chắt chiu dành dụm bấy lâu, trước khi đi mẹ tôi đã cẩn thận khâu những cái dây lưng nhỏ đựng những chiếc nhẫn vàng buộc lại với nhau bằng chỉ như sợi xích, khâu kín hai đầu rồi đeo vào  bên trong lưng quần của mẹ và tôi. Sợ chúng tôi lạc trên tàu, mẹ bắt tôi nắn nót ghi họ tên từng đứa, cùng tên cha mẹ, đơn vị đóng quân và KBC của bố lên giấy rồi nhét vào túi mỗi đứa. May mắn là chuyến đi yên ổn, anh em tôi chẳng đứa nào lạc, còn điều lo sợ nhất là xe lửa bị mìn thì cũng không xảy ra dù thời đó chuyện này xảy ra như cơm bữa.

Từ ga Sài Gòn chuyến xe Dogde chạy thẳng về Lái Thiêu, ở đó bố tôi đã thuê sẵn một căn ở đầu dãy phố cổ ngay trước cổng chi khu, chếch đối diện nhà tôi là ngôi biệt thự của gia đình ông quận trưởng. Năm đó tôi vào học lớp ba trường quận, trường ở ngay cạnh nhà, từ cửa sổ lớp học có thể nhìn sang khoảng sân đầu hồi nhà tôi với mấy cây nhãn um tùm và cái giếng phía trước sân, gần cổng, dùng chung cả phố.

Thuở ấy có lẽ thiếu phòng học nên trường tôi học 3 ca, lớp tôi phải học ca trưa từ 10 giờ rưỡi đến đến một hai giờ chiều gì đó. Cả lớp đều buồn ngủ, thầy giáo già của chúng tôi cũng vậy, có lẽ do buồn ngủ nên thầy hay cáu giận và phạt học trò bằng cây roi mây dài cả thước. Cả lớp đứa nào cũng sợ, thế nhưng trẻ con chúng tôi cũng ma le lắm, biết nhà thầy có bán cóc, ổi, chùm ruột dầm cam thảo và mía ghim ướp đá lạnh (miền Trung không có những thứ này) nên cả lớp hay ghé mua để được thầy nhớ mặt mà thương. Thỉnh thoảng những hôm hết bài sớm, thầy cũng kể chuyện cổ tích hay ra câu đố vui cho cả lớp. Nhớ mãi câu đố của thầy “Lỗ đít có mấy khía?”. Nghe câu đố buồn cười quá cả lớp lợi dụng đập bàn ghế la hét ỏm tỏi, rồi mỗi đứa trả lời một kiểu, ai cũng cho mình đúng. Cuối cùng thầy bảo đứa nào nói mình đúng thì tụt quần ra chổng mông lên đếm mới biết. Cả lớp lại một phen cười nghiêng ngả, nhưng sau đó im thin thít, mấy đứa con gái thì chúi đầu vào vai nhau khúc khích.

Lúc bấy giờ, chúng tôi gọi hiệu trưởng là ông Đốc, cằm ông Đốc trường tôi có vệt chàm bằng đồng năm cắc có hình ông Ngô Đình Điệm và bông lúa, trông ông nghiêm nghị và xa cách. Ông ở một mình trong một căn nhà nhỏ có vườn hoa ở ngay trong khuôn viên trường, có lẽ là nhà công vụ. Có lần tôi bị cấm túc và phải làm cỏ ở vườn hoa của trường sáng chủ nhật, thì thấy ông Đốc đọc sách và thơ thẩn trong sân. Cả chục đứa đang lúi húi nhổ cỏ không biết ông đến sau lưng lúc nào, khi nghe tiếng ông cả bọn giật mình, đứng lên lấm lét. Ông hỏi vì sao mà bị cấm túc, chúng tôi mỗi đứa một kiểu, đứa thì không thuộc bài, đứa đi học muộn, đứa đánh nhau… Ông lắng nghe rồi nhẹ nhàng khuyên bảo nhắc nhở từng đứa. Giọng ông lúc đó thật hiền khác hẳn những lúc ông nói chuyện dưới cờ hay mắng mỏ học sinh nào đó trong văn phòng. Từ hôm đó tôi không thấy sợ ông Đốc nữa, nhưng vẫn thắc mắc mãi về vết chàm trên cằm ông rồi thấy vết chàm đó làm ông sang trọng hẳn lên và tôi lại ước ao giá mình cũng có được vết chàm như thế!

Lớp tôi học có con Hoa, nó là dân Ba Tàu, nhà có tiệm buôn bán tạp hóa ở phố chợ, không hiểu sao nó thích tôi dù tôi gầy gò ốm yếu lại có cái sẹo ở đầu chứ không phương phi béo tốt và có cái rốn sâu hun hút như thằng Út, bạn cùng lớp gần nhà tôi [1] (ở nhà ba mẹ nó gọi nó là Út Chót). Con Hoa tặng tôi cây bút máy Tatung, chắc nó lấy trộm ở tiệm nhà nó, cây bút làm tôi sướng điên nhưng thằng Út Chót thì hậm hực ra mặt. Ngày ấy cây bút Tatung là tài sản quá quý giá đối với lũ học trò tiểu học mà chỉ những anh lớp Nhất mới thấy dùng còn đám lớp Ba chúng tôi thì chưa mơ tới. Tôi dấu mẹ tôi nên chẳng dám dùng, cứ để trong cặp lâu lâu lại lôi ra ngắm nghía, vuốt ve, rồi khẽ khàng kéo lên kéo xuống cái piston bơm mực. Con Hoa hỏi tôi sao không lấy ra viết bài, tôi bảo chưa có mực, thế là hôm sau nó lại tặng tôi lọ mực tím hiệu Queen, lần này thằng Út không biết nên không hậm hực nữa.

Ít lâu sau có lẽ vì thiếu phòng học nên lớp tôi phải chuyển sang học ở một gian trong đình thần cách trường chính độ vài ba trăm mét. Học ở đây không vui như ở trường chính nhưng bù lại là được học buổi sáng và cô giáo dạy, hình như thầy giáo già của chúng tôi đến tuổi về hưu thì phải, thế là cả lớp thoát được nỗi ám ảnh cây roi mây của thầy. Có lẽ nhờ lớp học ở đình, gần gũi các vị thành hoàng nên cô giáo rất hiền lại vui tính. Không hiểu sao cô hay chòng tôi với con Hoa, tôi xấu hổ còn con Hoa lại vui ra mặt. Có lẽ nó kể với cô là đã tặng tôi cây bút và lọ mực nên một hôm cô hỏi tôi có tặng lại gì cho cái Hoa chưa, tôi nghệch mặt, chẳng biết nói gì. Cô bảo con trai lịch sự là phải tặng lại quà cho bạn gái, nhất là khi mình đã nhận quà của người ta. Tôi cảm thấy giận con Hoa vì đã mách lẻo với cô giáo nhưng cũng thấy lòng mình đau khổ  vì mang tiếng một kẻ chẳng lịch sự. Mấy trưa liền tôi trằn trọc, suy nghĩ mãi mà không biết tặng lại nó cái gì vả lại tôi cũng đâu nhiều tiền để mua quà tương xứng với cây bút Tatung. May sao mẹ tôi vừa mua cho tôi đôi dép nhựa (bây giờ giờ gọi là dép Lào), chân tôi lại nhỏ như chân con gái, vừa với chân con Hoa. Thế là một hôm, tôi mang dép cũ đi học nhưng trong cặp dấu sẵn đôi dép mới gói trong giấy báo. Vào lớp, tôi dúi cho con Hoa dưới hộc bàn. Con Hoa mở ra cười toe toét. Tôi thở phào nhẹ nhõm và bỗng thấy mình lịch sự hơn bao giờ hết. Hôm sau mẹ tôi hỏi đôi dép mới đâu sao không đi, tôi đã chuẩn bị kỹ nên nói dối leo lẻo rằng bị mất khi về tập thể dục ở trường chính. Mẹ tôi mắng cho một trận về tội lơ đễnh nhưng rồi cũng êm xuôi cả (mẹ tôi quên rằng những ngày có học thể dục bọn tôi phải đi giầy bata). Nhưng bi kịch xảy ra là hôm sau con Hoa mang dép mới đi học và khoe với bọn trong lớp. Thằng Út biết chuyện liền về mách mẹ tôi, thế là mọi chuyện đổ bể. Thật lạ là mẹ tôi không la mắng mà lại cười vui và hỏi tôi bao giờ dắt cô con dâu về cho mẹ xem mắt. Tôi ngượng ngùng ấp úng, nhưng rồi cũng kể hết mọi chuyện với mẹ, vì không kể thì thằng Út xấu tính kia cũng sẽ mách lẻo hết thôi. Hôm sau mẹ tôi ra chợ mua lại cho tôi đôi dép khác y hệt đôi dép tôi đã tặng cái Hoa, thế là chúng tôi đi học với hai đôi dép giống nhau, bây giờ người ta gọi đó là dép tình nhân?

Tôi không nhớ chuyện tình tôi và con Hoa đi đến đâu, ngoài những chuyện chơi đùa bông phèng ở lớp hay rủ nhau cùng đi bắt cá lia thia dưới những con mương trong khu vườn nhãn, vườn măng cụt nhà lũ bạn cùng lớp hay rủ nhau cùng đi cầu cá sau giờ tan học mãi bên kia cầu Tân Lạc (Ở Lái Thiêu, ngày đó có 2 câu cầu gắn liền với hai rạp hát là Tân Lạc và Phương Lạc ở mỗi đầu cầu nên mọi người lấy tên rạp hát để gọi luôn tên cầu). Một hôm tôi và nó rủ nhau đi cầu cá, nó xong trước, lên bờ đứng chờ tôi, buồn chân, nó lấy dép phủi sỏi xuống ao chọc lũ cá tra, không hiểu sao làm văng cả chiếc dép xuống ao cá, báo hại tôi và nó phải ngồi cả buổi để nhờ anh thằng bạn gần đó quăng dây móc lên và còn bị ông chủ cầu cá chửi cho một trận, dọa không cho đi ở đây nữa.

Lái Thiêu là thủ phủ của đồ gốm, đi chỗ nào cũng gặp lò gốm, rồi những đống đồ gốm bị loại vì lỗi đổ khắp nơi, thấy bọn con gái hay mang về chơi đồ hàng, tôi cũng khuân về một đống chất ở góc vườn cho con H em gái tôi. Đặc biệt đất sét là thứ mà bọn tôi rất thích nghịch. Tôi lại có biệt tài làm những con vật nhỏ bằng đất sét rồi tô màu rất được lũ bạn hâm mộ. Những buổi trưa trốn ngủ, tôi lẻn ra khỏi nhà sang các lò gốm xin đất sét đem về ngồi tỉ mẩn nặn những con vịt, con trâu, con cá… sau đó cắt đôi, khoét ruột, chọc lỗ rồi hàn hai nửa thân lại, đem phơi khô, tô màu. Những con vật do tôi làm trông rất sống động và thổi kêu rất to, tôi dùng làm quà tặng mấy đứa bạn thân thiết. Riêng con Hoa tôi đã tặng gần chục con khác nhau, đủ màu sặc sỡ, còn thằng Ch, con H em tôi thì suốt ngày thổi toe toe khiến mẹ tôi phát bực.

Cùng dãy phố với nhà tôi có thím người Huế mới theo chồng chuyển vô Nam, chồng cũng đi lính ở chi khu với bố tôi, thím có con còn nhỏ ẵm trên tay. Thím hay qua nhà chơi với mẹ tôi những khi rỗi rãi rồi hỏi han những chuyện mà một người phụ nữ từ Huế mới vào còn cảm thấy xa lạ bỡ ngỡ. Một buổi thím đi chợ về, mang cá ra ngoài giếng ngồi làm, vừa làm thím vừa khen mấy con cá mua được bụng đầy trứng. Lát sau nghe tiếng thím la oe óe bên nhà và cái nồi cá bay ra ngoài bờ rào gần giếng. Mẹ tôi chạy vội ra thì biết thím mua cá tra nhưng ác quá, người bán cá chưa nhốt đủ ngày để tiêu hết phân trong bụng, thím cứ ngỡ đó là trứng nên khen rối rít, đến khi đem kho, bốc mùi mới biết. Quẳng nồi cá xong thím ôm ngực ngồi nôn ọe cả buổi. Thế nhưng sáng hôm sau khi ra giếng thấy cái nồi vẫn còn đó, chỉ có cá là hết sạch, có lẽ chó đã ăn hết, thì thím mừng rỡ nhặt lấy chiếc nồi, miệng lẩm bẩm: “Ụa chà chà, Ụa chà chà , sổ tui chưa mật của, may ghê nì, may ghê nì” rồi lấy cát chùi rửa sạch sẽ mang vào nhà. Cả dãy phố được một phen cười vỡ bụng.

Lúc này tôi có nuôi một con nhòng đen, mỏ đỏ, rất thích ăn ớt. Tôi nuôi từ nhỏ nên nó tỏ ra quấn quít và không bay xa, những lúc ở nhà tôi thường thả cho nó đi quanh quẩn trong nhà, khi thì nó bay lên cửa sổ, khi bay ra hàng rào, khi lại quanh quẩn xuống bếp theo chân mẹ tôi hay con em gái. Tôi rất thương nó, đi chơi đâu cũng mang theo và cho nó đậu trên vai. Đến nhà thằng Út Chót nó thấy chậu mai tứ quý có đài hoa màu đỏ, tưởng ớt nó nhảy lên vặt ăn trụi lủi. Tôi và đám bạn hay đi ra bờ rào chi khu bắt cào cào, chuồn chuồn cho nó ăn rồi dạy nó tập nói. Tiếng đầu tiên tôi tập cho nó gọi là tên tôi. Nhưng tên tôi chưa kịp nói sõi thì nó đã chết. Chẳng hiểu vì sao? Sau một đêm mưa, sáng ra tôi thấy nó gục chết trong chuồng, thân thể cứng đờ. Tôi khóc nhiều vì thương nó, cả con H em tôi cũng khóc, chỉ có thằng Ch là đòi vặt lông làm thịt. Tôi lấy một cái hộp giấy cứng đặt xác con chim vào, rồi đào lỗ sau nhà chôn và đắp cho nó một nấm mộ nhỏ. Tôi cũng lấy đất sét nặn một cái bia rồi ghi chữ “Nhòng” lên đó, đặt trước mộ. Nghe tôi kể chuyện này, con Hoa bảo tối tối phải thắp nhang trên mộ chim. Sau này khi nhà tôi ở Long Khánh bố tôi mua lại cho tôi một con nhòng khác, nhưng vì là nhòng đã lớn lại hoang dã nên không dạy được, nó không biết nghe lời. Đến khi nhà tôi rời LK, tôi đã đem ra bán ở bến xe, bên khu rừng cao su, hình như được hai đồng bạc thì phải.

Nhà tôi, nhìn qua bên kia đường là cổng Chi khu Lái Thiêu, bố tôi làm việc ở đây nên anh em chúng tôi "được quyền" ra vào như nhà mình, chỗ nào cũng vào được kể cả kho quân tiếp vụ, chỉ trừ mấy căn phòng có ghi hàng chữ “Bí mật quân sự, lộ bí mật tử hình” mà lúc nào cũng khép kín cửa. Mấy chú lính gác cổng thì chú nào tôi chẳng quen, hơn nữa nhà tôi ngay cổng trại, tháng nào mà mấy chú chẳng mang khẩu phần quân tiếp vụ sang bán cho mẹ tôi. Trong số đó có chú Toản, dân Sài Gòn đi quân dịch, bọn tôi đứa nào cũng thích chú vì chú biết đàn lại hay kể chuyện cho chúng tôi nghe. Những tối không có ca trực thể nào chú cũng ôm cây đàn mandolin nhỏ tẹo ra ngồi ngay vỉa hè chờ chúng tôi, rồi đàn hát và kể chuyện ngay dưới ngọn đèn đường. Những tối có mưa, trời vừa tạnh, chú lại cùng bọn tôi cầm đèn pin lao ra đường bắt dế cơm và cà cuống (tinh dầu cà cuống thơm lừng mà dằm nước mắm ăn với bánh cuốn thì phải biết, còn dế cơm ngắt đầu, nhét hạt đậu phộng vào bụng, lăn bột chiên thì hết ý). Chú chơi với cả bọn nhưng chiều nhất thằng Út, vì nó có chị gái, chị nó là chị Đức đang học đệ ngũ, đệ tứ gì đó thì xin nghỉ, ở nhà làm thợ may, chú Toản lại thích mê thích mệt chị thằng Út và hay viết thư cho chị nó. Những tối đi bắt dế cơm, cà cuống, được bao nhiêu chú cũng bỏ hết vào hộp guigoz đưa cả cho thằng Út mang về làm đồ nhậu cho cha nó. Nói thật là tôi rất đau khổ vì thua thằng Út khoản này, tôi không có chị gái để được chú Toản yêu chiều, tôi chỉ có em gái, mà con H, em gái tôi thì lại quá nhỏ đang học ký nhi viện nên chú Toản chẳng thèm để ý đến, vả lại nó cũng còn hay đái dầm nữa. Nhưng dù sao tôi cũng may mắn hơn nhiều đứa khác vì đã mấy lần được chú giao trọng trách đưa thư cho chị Đức. Mỗi lần đưa thư tôi lại nhìn thẳng vào mặt chị Đức, để thấy mặt chị bèn bẹt, tròn xoay, có cái mụn ruồi trên má, tóc ngắn cũn cỡn chẳng xinh bằng con Hoa. Tôi nghĩ bụng mình mà là chú Toản thì chẳng bao giờ mình viết thư cho chị Đức.

Nhưng thật không ngờ chuyện của chú Toản và chị Đức lại có một kết cục khủng khiếp làm xôn xao cả quận lúc bấy giờ. Ngày ấy chúng tôi còn nhỏ quá nên không thể hiểu hết ngọn ngành, chỉ nhớ vào một tối, cũng sau một cơn mưa, chúng tôi lại lao ra tìm dế và cà cuống. Hôm ấy chú Toản phải gác không ra được với chúng tôi. Cả bọn mê mải tìm dế và cà cuống cho đến khi chị Đức bước ra ngõ (nhà thằng Út trong hẽm gần dãy phố nhà tôi) đứng gọi thằng Út Chót về thì xảy ra chuyện. Cũng phải nói thêm Chi khu Lái Thiêu ngày ấy có nhiều bót gác chung quanh đồn, trong đó có 3 bốt gác nằm sát con đường nhà tôi. Bót cuối cùng nằm ở góc cuối đường đâu lưng với Trại Quân cụ, vuông góc với con đường dắt qua rạp hát Tân Lạc, bốt gác này cách ngõ vào nhà thằng Út độ năm chục mét. Tối ấy chú Toản gác ở bót cuối cùng, sát đường và khi thấy chị Đức ra gọi thằng Út thì chú bắn chị, thấy chị gục xuống, tưởng chị chết, chú kê súng lên cằm tự sát, chết tại chỗ. Bọn trẻ chúng tôi nghe tiếng súng, lại thấy chị Đức ngã xuống thì hoảng hốt bỏ chạy. Cả phố náo động, người lớn túa ra đường tìm con cái, tiếng la hét hoảng loạn hòa trong tiếng còi báo động rúc lên ngay lúc đó. Mẹ tôi lúc này mới sinh thằng M, em trai tôi, đầu còn trùm khăn cũng chạy ra lôi tôi vào nhà đóng kín cửa. Lát sau bố tôi về thì thầm với mẹ, tôi mới lõm bõm biết chú Toản thất tình gì đó nên muốn cùng chết với chị Đức, để cả hai hóa thành đôi bướm trắng cùng nhởn nhơ hạnh phúc nơi thiên đường như Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài trong tuồng cải lương. Nhưng chị Đức không chết, chị chỉ bị đạn sượt qua vai, vào nhà thương vài hôm rồi về, nhưng chị khóc rất nhiều sau chuyện đó. Tôi hỏi thằng Út nhưng nó nói chẳng biết gì, tôi tin nó nói thật vì nó đã có bạn gái như tôi đâu mà biết gì về chuyện tình cảm. Có lẽ đó là sự kiện chấn động đầu tiên kể từ khi tôi về Lái Thiêu và trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của nhiều người dân ở đây một thời gian dài sau đó. Và câu chuyện tình đau thương này chỉ tạm lắng xuống khi có sự kiện thứ hai to lớn xảy ra.

Một buổi sáng tháng 11 năm 1963, tôi được bố cho nghỉ học và hai bố con bắt taxi con cóc lên Sài gòn để mua một cái radio mới và định sau đó sẽ ghé qua Gò Vấp thăm gia đình bác Hiệu (vào Nam sau gia đình tôi một năm). Dọc đường thấy chuyện lạ là sao đường phố Sài gòn chỗ nào cũng có lính đứng gác, có những con đường toàn quân cảnh Mỹ mặc quân phục trắng bồng súng đứng nghiêm nghị. Rồi những hàng quán hai bên đường hầu hết đều đóng cửa im ỉm dù lúc này đã hơn 7g sáng, đến tiệm bán radio cũng vậy, cửa sắt kéo kín mít. Bố tôi quen một tiệm nên bấm chuông gọi, ông chủ tiệm mở cửa kéo bố con tôi vào rồi sập cửa lại ngay. Ông chủ thì thầm hình như có đảo chính gì đó. Bố tôi lo lắng vì bỏ doanh trại lúc này là vi phạm quân lệnh, và hôm nay lại mới thứ sáu. Thấy tình hình không ổn, bố tôi vội vàng chọn cái radio hiệu Philips 3 band có bao da mà ông chủ tiệm khen là tốt nhất rồi lên taxi trở về, bỏ dự định ghé Gò Vấp. Dọc đường bật cái radio mới, dò đài phát thanh Sài gòn nhưng toàn nghe chương trình ca nhạc, thỉnh thoảng lại bị đứt quãng chỉ nghe tiếng rè rè hay khọt khẹt mà không thấy tin tức gì cả. Về gần tới Lái Thiêu thì thấy những chiếc xe tàu bò bọc thép, xe GMC chở đầy lính với đầy đủ súng ống, lá ngụy trang và cả những chiếc xe chở đầy quân khuyển (chó đánh trận) đi ngược lại, hướng về phía Sài gòn. Bố tôi biết có biến thật rồi. Về đến nhà ông thay ngay quân phục chạy vội vào doanh trại chi khu. Mãi đến chiều qua đài phát thanh quốc gia Sài Gòn mọi người mới biết đích xác là có đảo chính và lệnh giới nghiêm toàn quốc, hôm ấy là ngày 1 tháng 11 năm 1963. Cuộc đảo chính này do các tướng quân đội tổ chức mà cầm đầu là tướng Dương Văn Minh, họ đã bắt và giết chết ông Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngay sáng ngày hôm sau (lúc đó họ bảo hai ông này tự sát). Sự kiện thứ hai này tuy to lớn cấp quốc gia, đánh dấu sự sụp đổ của nền đệ nhất cộng hòa sau gần chục năm tồn tại và được ghi vào sách lịch sử hẳn hoi, nhưng bọn trẻ con chúng tôi không để tâm nhiều, chỉ biết rằng từ nay khi xem xi-nê sẽ không còn phải đứng lên suy tôn Ngô Tổng thống trước khi vào phim nữa, còn mẹ tôi, người luôn bị ám ảnh bởi ngày lễ Phật đản bị đàn áp ở Quảng Ngãi và hình ảnh tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức trước đó, thì bảo sẽ không còn cảnh đàn áp Phật giáo, chùa chiền từ nay sẽ được yên ổn…

La Ngà

Tôi lên lớp Nhì, học ở Lái Thiêu được vài tháng thì bố tôi chuyển về La Ngà, Định Quán (lúc bấy giờ còn thuộc tiểu khu Long Khánh), doanh trại nằm ngay dưới chân cây cầu sắt sừng sững bắc qua dòng sông La Ngà cuồn cuộn chảy. Bên kia đường là những cột điện cao thế hùng vĩ có hàng rào bao bọc và gắn bảng nguy hiểm chết người với hình cái đầu lâu. Cột điện này nằm gần một con suối nước trong vắt, lòng suối đầy đá cuội và là nơi người lớn hay giặt giũ trên những phiến đá to, phẳng lì còn bọn trẻ con chúng tôi thì tắm, bắt cá và đùa nghịch.

Ở La Ngà, trường tôi học là một dãy nhà ba gian làm bằng gỗ lợp tole nằm trên một ngọn đồi nhỏ, cạnh ngôi nhà thờ cũng bằng gỗ, sát quốc lộ 20 đi Đà Lạt. Tuy chuyển trường đến nhưng thầy giáo vẫn bắt tôi phải làm bài khảo sát trước khi cho vào học chính thức. Tôi nhớ thầy bắt tôi làm toán, tập làm văn và vẽ hình chai xá xị có tô màu. Ngày hôm sau tôi được nhập học. Lớp Nhì của tôi có độ hai chục đứa, chỉ dăm đứa là con lính còn hầu hết là có cha mẹ làm vườn quanh đó. Bố tôi muốn tôi phải đứng đầu cái đám trẻ "rừng rú" này nên nhờ một chú lính biết nghề thợ mộc đóng cho một cái bảng, sơn đen hẳn hoi và mua quyển “365 bài toán đố” về kèm cặp, sau đó lại nhờ mấy chú lính có bằng trung học trong đồn ra kèm thêm mỗi tuần mấy buổi. Tôi không ấn tượng lắm về trường học ở đây nên chẳng nhớ đứa nào, có lẽ vì phải xa con Hoa nên tôi buồn và phớt lờ tất cả. Chỉ ấn tượng nhất là dòng sông La Ngà chảy ầm ầm đêm ngày, giữa giòng có những phiến đá to, nước đập vào tung bọt trắng xóa và cây cầu sắt cũ kỹ xây từ hồi Pháp thuộc có những hàng lò xo khổng lồ làm bệ đỡ bên dưới mỗi nhịp khiến chiếc cầu rung lên bần bật mỗi khi có xe tải hay xe be chở gỗ đi qua. Ở La Ngà, bố tôi thân với chú lính người Nùng, tên Minh, săn bắn rất giỏi, thế nên nhà tôi thường xuyên được ăn thịt rừng, khi thì nai, mễn, khi thì heo rừng. Chú Minh  ở ngay trong đồn một mình, hiền, ít nói, lúc rãnh rỗi chỉ biết lấy cây súng săn ra lau chùi và ngắm nghía, chú hay dắt tôi vào bìa rừng chỉ cách ngắm bắn súng, cách nhìn mắt thú ban đêm và đặt bẫy gà rừng, nhưng tôi không tha thiết lắm, với tôi rừng đầy nguy hiểm và bất trắc không phải chỗ dành cho tôi, chỉ có dòng suối bên kia đường là bình yên và dịu dàng, nơi tôi và lũ em hay lẽo đẽo theo mẹ đi giặt rồi ngâm mình dưới dòng suối mát lạnh hay tha thẩn dọc ven suối để tìm những hòn sỏi đẹp làm đá kỳ cho mẹ tôi.

Mùa nắng sông La Ngà khá hiền hòa và trong vắt, nhưng mùa mưa, nước đầu nguồn từ cao nguyên Di Linh đổ về, dòng sông dâng cao, mênh mông, dữ tợn nhận chìm tất cả những tảng đá giữa dòng. Những lúc này không còn thấy nước tung bọt trắng xóa, chỉ thấy dòng nước đục ngầu, đặc quánh phù sa, gầm gừ chảy cùng những xoáy nước hun hút như những con mắt của thủy quái, phô bày sự hiểm ác và sức mạnh ghê gớm của nó. Mọi người không ai dám xuống bến, trẻ con thì bị cấm chỉ tuyệt đối. 

Một buổi chiều khi nắng đang nhạt dần, tôi với mấy đứa em đứng thơ thẩn ở sân nhà nhìn xuống bến sông, bỗng tôi thấy chấp chới một hình ảnh giống như một đầu người đang chới với giữa giòng nước cuồn cuộn, tôi hoảng sợ vì nghĩ có người chết đuối vội vàng chạy vào gọi mọi người. Bố tôi và mấy người hàng xóm chạy ra, nhưng không ai nhìn thấy gì cả, bố tôi lại chạy lên cầu, hỏi mấy chú lính gác dưới gầm cầu cũng chẳng ai thấy gì, mọi người bảo tôi trông gà hóa cuốc, tôi cũng mong mình nhầm lẫn, nhưng hình ảnh đó cứ ám ảnh tôi mãi đến sau này.


(còn nữa)

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Sướng với vàng với bạc!

VĐV Hoàng Xuân Vinh, Huy chương vàng và bạc Olympic Rio 2016
Cả nước hơn tuần nay như lên cơn sốt với 2 tấm huy chương vàng và bạc của vận động viên bắn súng Hoàng Xuân Vinh ở Thế vận hội Olympic mùa hè Rio 2016, Brazil. Báo chí thì lên đồng với những lời có cánh, ca tụng đến tận mây xanh, tưởng như thế giới này sẽ không còn ai hơn Hoàng Xuân Vinh của mình được nữa. Có lẽ cố sướng đến phát cuồng để quên đi mọi âu lo đáng có của đời thường, như chuyện Fomosa, chuyện tham nhũng, chuyện biển Đông, chuyện đói nghèo, chuyện cướp của giết người… đang diễn ra hằng ngày. Nghĩ mà vừa thấy giận vừa thấy thương cho tính a dua đồng bóng của dân mình! 

Thật may là xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã thẳng thắn từ chối việc xin phong tặng danh hiệu anh hùng cho mình, rồi một số nhà báo cũng lên tiếng khuyến cáo ngành TDTT đừng vội thấy mấy tấm huy chương vàng bạc olympic hôm nay mà đùng đùng lấy tiền thuế của dân xây vội những trường bắn hiện đại. 

Thật vậy, xây trường bắn phục vụ cho các vận động viên như thế nào thì chưa biết nhưng trước mắt sẽ nuôi béo cho các "nhóm lợi ích" này nọ là cái chắc. Hơn nữa, có khi xây xong lại không sử dụng được rồi đòi bỏ như "trái bắp 2000 tỷ" của Đà Nẵng thì mấy thằng ông chủ chỉ có nước đi ăn mày!

P/S: Mới đây lại nghe tin Hoàng Xuân Vinh tiếp tục từ chối danh hiệu "Công dân thủ đô ưu tú" mà Hà Nội định phong tặng. He he, cha này kể ra cũng hay thiệt nha! Like một cái!




Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Không phải không có lý!

Ông trẻ này nói không phải không có lý!













Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Thôi thì lấy lượng làm vui...

Đại thi sĩ bên tập sử thi và bằng kỷ lục
Nghe nói đại thi sĩ Hoàng Quang Thuận nào đó lại vừa sản xuất ra một tập thơ kỷ lục danh chấn thiên hạ. Đó là tập Sử thi Hoa Lư, độc bản, với kích thước 109cm x 70cm x 10cm chứa những 121 bài thơ. Tập thơ này chưa biết “chất” thế nào nhưng “lượng” thì khỏi chê, nặng đến 54 ký, ngang ngửa với “tổng trọng... lượng” của thằng tôi chứ chẳng phải chơi. Nghe nói tập đại sử thi này đã được công nhận là kỷ lục thế giới. (nguồn: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20160505/tap-tho-nang-54kg-duoc-trao-ky-luc-the-gioi/1096042.html). Thiệt là vẻ vang cho đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam ta biết bao!

Chỉ tiếc: Giá như ngày ra mắt tập thơ kỷ lục, đại thi sĩ mời được dàn chân dài mặc bikini bên siêu thị điện máy Trần Anh sang đứng chung quanh thì còn gây tiếng vang hơn nữa!

Có người bảo: Thôi kệ, thơ không có “chất” thì lấy “lượng” làm vui cũng được! Lại nhớ ngày trước thi sĩ Tản Đà có lần đòi gánh thơ lên bán chợ giời, nhưng đó là loại thơ nhẹ ký thôi, chứ nếu gặp phải thứ thơ nặng ký như của đại thi sĩ họ Hoàng này thì chắc ông Tản Đà ngông nghênh lại hay say xỉn kia cũng chẳng sức đâu mà gánh.

Trộm nghĩ: Trong cái khí thế hừng hực thi đua chào mừng đủ thứ quanh năm của đất nước mình, thể nào cũng có người làm tập thơ nặng cả tạ để phá kỷ lục cho mà xem! Gớm, sao Việt Nam mình lắm người tài đến thế!